Thông tin 16 nền kinh tế thuộc châu Âu quý 2/2009 suy giảm chậm lại đã không tạo ra nhiều ảnh hưởng đối với biến động của đồng euro.
Tuần qua, đồng euro hạ giá 2,6% xuống mức 134,84 yên/euro vào chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu (ngày 17/08) tại thị trường New York. Mức đóng cửa trong phiên giao dịch ngày trước đó là 138,41 yên/euro.
So với đồng USD, đồng euro không có nhiều thay đổi và đứng ở mức 1,4203USD/euro từ mức 1,4183USD/euro chốt phiên giao dịch ngày 07/08. Đồng yên tăng giá 2,8% lên mức 94,94 yên/USD từ mức 97,57 yên/USD.
Chỉ số lòng tin người tiêu dùng Mỹ tháng 8/2009 do Reuters và University of Michigan công bố giảm xuống mức 63,2, ngược hoàn toàn với dự báo của các chuyên gia.
TTCK Mỹ và châu Âu mất điểm bởi nhà đầu tư bán ra một số loại tài sản có độ rủi ro cao. Chỉ số S&P 500 hạ 0,6%, chỉ số DAX của TTCK Đức hạ 2,8% Đây là tuần mất điểm đầu tiên của hai chỉ số này tính từ tuần kết thúc ngày 10/07/2009.
Đồng real của Brazil cũng trượt giá tuần đầu tiên trong hơn 1 tháng, đồng real hạ giá 1,5% xuống mức 1,8484 real/USD.
Cơ quan thống kê châu Âu công bố giá cả khu vực đồng tiền chung châu Âu hạ 0,7% so với 1 năm trước. Mức hạ này cao hơn so với dự báo của các chuyên gia.
Một trong các diễn biến liên quan và sẽ tác động không nhỏ tới thị trường tiền tệ trong tuần này, cuối ngày thứ Sáu, Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) công bố 4 ngân hàng khác đã sụp đổ. Ngân hàng lớn nhất trong 4 ngân hàng này là ngân hàng Community Bank of Nevada ở Las Vegas. Ngân hàng có tổng tài sản 1,52 tỷ USD, tổng tiền gửi 1,38 tỷ USD.
FDIC sẽ tiêu tốn 781,5 triệu USD cho ngân hàng Community Bank of Nevada.
Như vậy là  từ đầu năm 2009 đến nay, tổng số ngân hàng Mỹ đóng cửa là 77 ngân hàng, con số cao gấp 3 lần so với năm 2008.

Nguồn: Vinanet