Ấn Độ: Xuất khẩu gạo Basmati giảm

Xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ đang chậm lại do nhu cầu từ Iran giảm và cuộc khủng hoảng tài chính Châu Âu.

"Thị trường xuất khẩu đã chậm lại và giảm hơn 20% trong hai tháng đầu của năm tài chính hiện tại. Xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ và Trung Đông đều giảm. Thậm chí giảm hơn 10% so với năm ngoái. Đây chỉ là mới bắt đầu và chúng tôi hy vọng tình hình được cải thiện, " ông Gurnam Arora, Giám đốc điều hành công ty Kohinoor Foods cho biêt.

Châu Âu và Iran là những khách hàng chính mua gạo basmati của Ấn Độ. Theo Cơ quan Phát triển Chế biến Lương thực Xuất khẩu và Nông nghiệp, xuất khẩu gạo basmati của đất nước đạt 1,55 triệu tấn trong năm 2008-09, trị giá 90.477 Rupee (Rs). Trong năm 2009-10 (tính đến tháng 12 năm 2009), xuất khẩu chỉ đạt khoảng 1,46 triệu tấn, trị giá 80.146 Rs.

Xuất khẩu cho cả năm nay dự kiến sẽ vượt qua con số 2,5 triệu tấn, và sẽ là một kỷ lục. Sự tăng vọt này chủ yếu là do gạo 1121 được xem là gạo basmati. Sự bao gồm của gạo 1121 thuộc loại gạo basmati đã được công nhận vào tháng 10 năm 2008.

"Giá xuất khẩu đang giảm và điều này ảnh hưởng tới giá lúa. Các nhà máy đã mua loại lúa 1121 với giá 2.300 – 2.400 Rs/tạ vào cuối năm ngoái và hiện nay giá thậm chí chưa tới 1.900 Rs/tạ. 

Xuất khẩu sang Iran, thị trường chủ yếu của gạo 1121 đã bị chậm lại do sự xuất hiện đáng kể của gạo từ Pakistan. Pakistan đã cung cấp 200.000 tấn gạo 1121 cho Iran.

Hầu hết các nhà máy gạo basmati ở Ấn Độ đã trả tiền mua thóc với giá cao cho người nông dân vào năm ngoái với dự đoán có xu thế tăng giá gạo 1121 từ nhu cầu của Iran. Tuy nhiên, so với mức giá 1.060 USD/tấn trong quý 1, các nhà xuất khẩu hiện nay chỉ nhận được 900 USD/tấn. Iran chiếm gần một nửa số lượng gạo 1121 xuất khẩu của Ấn Độ, từ 1,3 – 1,4 triệu tấn.

Thái Lan: Sản lượng gạo giảm do hạn hán

Quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Thái Lan, sẽ phải đối mặt với những thiệt hại lớn trong vụ lúa tới do phải hứng chịu trận hạn hán tồi tệ nhất trong gần hai thập kỷ qua.

Ông Chanchai Rakthananon, chủ tịch Hiệp hội Các nhà Xay sát Gạo Thái cho biết sản lượng gạo vụ mùa tới (kết thúc vào tháng 8), có thể giảm 2 triệu tấn.

Theo ông Chalit Damroengsak, tổng giám đốc Cục Thuỷ lợi Hoàng gia, bình thường mỗi năm có khoảng 3-4 cơn bão gió mùa vào mùa mưa hàng năm, nhưng năm nay chỉ cần 1 trận là may mắn cho nông dân rồi.

Thái Lan sản xuất khoảng 20 triệu tấn gạo hàng năm trong 2-4 vụ, xuất khẩu khoảng 9 triệu tấn và tiêu thụ trong nước 1 lượng tương tự. Chính phủ dự trữ khoảng 10% sản lượng, chủ yếu là để ổn định giá, do đó, hạn hán sẽ không gây ra tình trạng thiếu lương thực.

Tuy nhiên, Thái Lan sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước nếu dự trữ không được khôi phục và nhu cầu về nước tiếp tục gia tăng. Ông Chalit cho biết ngành nông nghiệp tiêu thụ 70% lượng cung cấp nước của quốc gia, trong khi người tiêu dùng chỉ chiếm 4%.

Mặc dù chính phủ đã thực hiện chương trình đảm bảo giá gạo trong tháng 5 để giúp giá không giảm xuống dưới mức tối thiểu, tuy nhiên lợi nhuận của nông dân bị thu hẹp do chi phí sản xuất tăng.

Tại cuộc họp chính phủ ngày 8 tháng 6, thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp nghiên cứu giải pháp ngăn chặn những vấn đề mà hạn hán có thể gây ra vào năm tới.

Campuchia: Giá gạo vẫn ổn định dù giá thế giới giảm

Giá gạo tại Campuchia vẫn tương đối ổn định trong năm nay, mặc dù giá gạo trên thế giới giảm gần 20% trong 5 tháng đầu năm 2010, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc.

Giá nội địa đã tăng trung bình 3% từ tháng 1 đến cuối tháng 5, theo thống kê của Cục Xúc tiến thuộc Bộ Thương mại.

Chủ tịch Hiệp hội kinh tế Campuchia Chan Sophal cho biết giá gạo Campuchia thường dao động độc lập với thị trường quốc tế.

Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) ghi nhận giá gạo toàn cầu giảm 19,9% trong bản báo cáo triển vọng lương thực phát hành tuần trước, với chỉ số giá giảm còn 201 điểm vào cuối tháng 5, so với 251 điểm đầu năm 2010.

Giá gạo quốc tế tăng trong thời gian ngắn vào 2 tháng cuối năm 2009 khi Philippines mở thêm 4 cuộc đấu thầu quốc tế lớn để mua 2 triệu tấn gạo, nhưng báo cáo của FAO cho thấy giá gạo bắt đầu giảm vào tháng 1 sau khi nhu cầu của Philippine giảm xuống trong năm mới.

Giá gạo tại Campuchia vẫn tương đối ổn định trong năm 2010 sau khi giảm từ mức giá cao trong năm 2008, Chủ tịch trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Campuchia – Yang Saing Koma cho biết.

Sản lượng lúa gạo dự kiến tăng 3,6% trên thị trường quốc tế đạt mức 707 triệu tấn trong năm 2010, theo FAO. Tuy nhiên, bản báo cáo cũng dự đoán Campuchia có thể đối mặt với việc giảm sản lượng trong năm 2010.

Trung Quốc: nhân bản vô tính giúp tăng sản lượng lúa nước

Báo cáo của các nhà khoa học Trung Quốc đăng trên tạp chí “Tự nhiên - di truyền học” của Anh số ra mới nhất cho biết, họ đã nhân bản vô tính thành công một loại gien có vai trò then chốt giúp tăng sản lượng lúa nước.

Kết quả nghiên cứu mang tính đột phá trên được thực hiện bởi Viện sỹ Lý Gia Dương thuộc Viện nghiên cứu di truyền và phát triển sinh vật học của Viện khoa học xã hội Trung Quốc, và nhóm các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu lúa nước Trung Quốc.

Báo cáo chỉ ra, loại gien này có thể giúp thay đổi hình dạng cây lúa nước ở mức độ rất lớn và giúp tăng 10% sản lượng lúa nước.
Các nhà khoa học cho rằng, đến năm 2050, toàn thế giới phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực mới có thể đáp ứng nhu cầu trước thực trạng dân số ngày càng gia tăng.

Việc lợi dụng gien tăng sản lượng lúa nước sẽ trở thành con đường quan trọng để giải quyết vấn nạn thiếu lương thực.

Australia: Sản lượng gạo chạm mức 205.000 tấn
Sản lượng gạo của Australia trong niên vụ kết thúc vào ngày 31/03/2011 có thể tăng gấp ba lên mức 205.000 tấn so với 63.000 tấn trong năm trước.

Vụ mùa sắp tới, được thu hoạch vào khoảng thời gian này trong năm 2011, có thể cao hơn chút ít, với nhiều người trồng có nước tưới. Lượng mưa trong những tháng tới tại các lưu vực quan trọng sẽ quyết định quy mô vụ tới, được gieo trồng vào khoảng tháng 09 - 10.

Thu hoạch tăng là thứ gì đó biểu thị cho sự hồi phục của ngành này, bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn trong những năm gần đây. Úc thường xuất khẩu một số gạo, tùy thuộc vào sản lượng.

(Vinanet)