(VINANET) - Bangladesh có thể khôi phục xuất khẩu gạo basmati

Bangladesh – đã cấm xuất khẩu gạo basmati từ tháng 5/2009 – có thể sẽ gỡ bỏ lệnh cấm này, và điều này sẽ thách thức độc quyền của Ấn Độ trên thị trường gạo thơm.

Ủy ban Thu mua và giám sát lương thực Bangladesh đã quyết định sẽ gỡ bỏ lệnh cấm sau khi nước này dự trữ đủ lương thực.

Ấn Độ hiện là nước sản xuất và xuất khẩu gạo basmati lớn nhất và xuất khẩu chủ yếu sang các nước Trung Đông, Iran, Mỹ

Philippines sẽ ngừng nhập khẩu gạo từ năm 2013

Các quan chức Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết, từ năm 2013 Philippines sẽ ngừng nhập khẩu gạo từ các nước.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Tony Fleta, hiện nước này đã hoàn thành 80% chỉ tiêu dự trữ gạo, mở ra triển vọng có đủ gạo dự trữ vào cuối năm nay và có thể tự cung, tự cấp lương thực vào cuối năm 2013.

Cũng theo ông Fleta, Bộ Nông Nghiệp Philippines đã yêu cầu xây dựng thêm nhiều kênh mương thủy lợi trên phạm vi toàn quốc để tạo điều kiện cho nông dân gieo cấy và thu hoạch lúa ít nhất ba lần/năm. Ngoài ra, các quan chức nông nghiệp cũng đã gặp giới chức ngân hàng để thuyết phục các ngân hàng cho nông dân vay tiền mua lúa giống.

Philippines đặt mục tiêu tưới đủ nước cho 290.000 hécta lúa trong năm 2013. Ngoài ra, chính phủ nước này cũng đẩy mạnh cung cấp các thiết bị sau thu hoạch như máy tuốt, máy sấy, máy xay xát để nông dân có thể tiếp tục trồng và thu hoạch lúa ngay cả trong mùa mưa.

Philippines là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới trong những năm gần đây. Năm 2010, quốc đảo Đông Nam Á này nhập khẩu 2,45 triệu tấn gạo. Năm 2011 giảm xuống còn 860.000 tấn và năm nay chỉ còn nhập khoảng 500.000 tấn.

Khai trương nhà máy gạo xuất khẩu Campuchia-VN

Nhà máy sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu Campuchia-Việt Nam vừa được khánh thành sáng 30/3, tại ngoại ô Phnom Penh của Campuchia.

Nhà máy có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 6,8 triệu USD, công suất thiết kế 100.000 tấn/năm. Đây là nhà máy lớn nhất tại Campuchia nằm trong dự án nâng cấp hệ thống kho chứa và dây chuyền chế biến gạo do Công ty Lương thực Campuchia-Việt Nam (Cavifoods) làm chủ đầu tư với vốn điều lệ là 8 triệu USD; trong đó Công cổ phần Đầu tư phát triển Campuchia góp vốn 33%, Tổng công ty Lương thực Miền Nam góp 37% và Green Trade góp 30% để chế biến gạo xuất khẩu.

Dự án này được Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và CDC cấp Giấy phép đầu tư và bắt đầu triển khai từ quý 2/2010.

Sau 1 năm xây dựng, nhà máy đã hoàn thành giai đoạn 1, bao gồm lắp đặt dây chuyền xát trắng, lau bóng gạo, cùng hệ thống băng tải xuất nhập bao. Nhà kho với diện tích trên 11.000m2 cùng cơ sở hạ tầng điện nước, với tổng giá trị hơn 4,5 triệu USD đã được hoàn thiện, có thể chứa được 20.000 tấn gạo; hệ thống xát trắng, lau bóng đạt công suất 20.000 tấn/năm.

Dự kiến, trong giai đoạn 2, nhà máy sẽ lắp đặt tiếp dây chuyền sản xuất số 2 tại kho có diện tích hơn 7.000m2 và đầu tháng Năm tới đây sẽ cho vận hành chạy thử.

Phát biểu tại buổi lễ, các quan chức Campuchia tin tưởng hoạt động của nhà máy sẽ trợ giúp ngành nông nghiệp Campuchia, góp phần vào quá trình hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào năm 2015 của Chính phủ Hoàng gia.

Costa Rica tăng diện tích lúa gạo, giảm nhập khẩu       

Costa Rica là nước nhập khẩu nông sản lớn của Mỹ, đã nhập khẩu khoảng 666 triệu USD gạo, ngô, lúa mì và cá. Trong 10 năm qua, mỗi năm Costa Rica nhập khẩu khoảng 100.000 tấn gạo mooixnawm, song đã giảm xuống khoảng 50.000 tấn mấy năm gần đây.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), diện tích tròng lúa nước này từ 2009-10 đến 2010-11 đã tưng khoảng 23%, lên khoảng 81.000 ha, song năng suất giảm khoảng 9% xuống khoảng 3,46 tấn/ha. Sản lượng cùng kỳ tăng khoảng 11% lên khoảng 182.000 tấn. Diện tích, năng suất và sản lượng năm 2011-12 so với năm trước dự đoán sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, nhập khẩu sẽ tăng lên khoảng 50.000 tấn từ mức 38.000 tấn năm 2010-11.

Hàn Quốc đấu thầu mua 86.371 tấn gạo

Tổng công ty Thương mại Nông- Thủy sản Hàn Quốc đã thông báo mở thầu quốc tế để mua 86.371 tấn gạo các loại, trong đó 46.995 tấn mua của Trung Quốc, 14.444 tấn mua của Thái Lan, còn lại từ các nước khác.

Singapore sẽ mở sàn giao dịch gạo kỳ hạn

Singapore đang xem xét mở một sàn giao dịch gạo kỳ hạn, nhằm ổn định giá gạo trong khu vực –nơi gạo là lương thực chính ở hầu hết các quốc gia.

Hiện nay ở châu Á một số nước có sàn giao dịch gạo bao gồm Thái Lan, Trung Quốc và Nhật bản, còn Nam và Đông Nam Á chưa có sàn giao dịch nào mặc dù cả 2 khu vực là những nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu trong khu vực.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mậu dịch gạo quốc tế hạn hẹp là nguyên nhân chính hạn chế cơ hội phát triển mậu dịch gạo trong khu vực. Họ cho rằng mậu dịch gạo thế giới còn thấp so với những lương thực khác như ngô hay lúa mì, trong khi chất lượng và chủng loại rất đa dạng, khác biệt giữa vùng này với vùng khác, khiến các dự án lập sàn giao dịch gạo đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, những người ủng hộ việc lập sàn lại cho rằng có thể giao dịch gạo kỳ hạn trong khu vực, và nên bắt đầu với các loại chất lượng cao.

Năm 2010, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Hiệp hội châu Á đầu tiên đề xuất thiết lập một sàn giao dịch gạo kỳ hạn quốc tế tại Singapore – quốc gia Đông Nam Á là trung tâm chính của khu vực nhưng lại không sản xuất gạo thương phẩm nên được coi là trung lập cả về chính trị và kinh doanh. Singapore có vẻ như 1 địa điểm hợp lý cho 1 thị trường gạo kỳ hạn bởi nó đáp ứng nhiều tiêu chí. Theo tổng giám đốc IRRI, quy mô của nền kinh tế châu Á này vào khoảng 160 tỷ USD và Singapore được trang bị đủ để thực hiện dự án này.

(T.H tổng hợp)