*Lúa gạo từ Cămpuchia ùn ùn sang Việt Nam. Riêng tại Kiên Giang, lúa, gạo từ Cămpuchia bán qua biên giới khoảng 60-100 tấn/ngày làm giảm tiến độ thu mua lúa, gạo trong tỉnh.

Theo quy định, lúa, gạo là mặt hàng có kiểm soát, không nằm trong danh mục cho phép mở cửa tự do. Do đó, tình trạng thả nổi mặt hàng lúa, gạo như hiện nay được xem là hành vi tiếp tay cho nạn buôn lậu đang lộng hành trên tuyến biên giới.

*Hàng điện tử sau Tết ế ẩm. Nửa tháng sau Tết, sức mua hàng điện tử tại các trung tâm điện máy giảm gần 50%. TiviLCD vốn cháy hàng trước Tết, nhưng hiện có chiều hướng ngưng lại dù vẫn đang áp dụng chương trình khuyến mại giảm giả.

*Giãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất hàng hoá xuất khẩu.

Theo Thông tư ban hành ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính, việc giãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của một số ngành như đóng tàu, cơ khí, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản, ngọc trai, chế biến nông, lâm thuỷ sản….; đơn giản hoá thủ tục và rút ngắn thời gian hoàn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, kể cả khi doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng; giao doanh nghiệp tự đăng ký và chịu trách nhiệm về định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng xuất khẩu gồm cả phần phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức không phải nộp thuế nhập khẩu.

*Giá hạt điều tăng cao

Hiện nay giá thu mua hạt điều tại các đại lý trong tỉnh Bình Phước dao động từ 10500 đến 12000 đồng/kg, tuỳ theo chất lượng, tăng khoảng 2000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu nhân hạt điều ở Bình Phước, hiện nay giá điều xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc loại W320 được chào mua với giá 5,45-5,55 USD/kg, loại W240 được chào bán với giá 5,75-5,85 USD/kg, loại W450 mua giá 5-5,1 USD/kg, tại thị trường Mỹ, EU loại W320 chào mua với giá 5,1-5,3 USD/kg, loại W240 được chào bán với giá 6,22 USD/kg, loại W450 mua giá 4,9 –2,94 USD/kg.

*Giá thuốc nhập khẩu giảm: Qua khảo sát 360 lô thuốc nhập khẩu, chỉ có 3,6% mặt hàng có thay đổi về giá và xu hướng chung hiện nay là nhiều mặt hàng giảm giá. Gái nhập khẩu các thuốc từ Pháp có xu hướng giảm và một số mặt hàng nhập khẩu từ Hungary tăng nhẹ như Depersolon In 30mg; Mydocalm Fctab 50 mg; Postinor-2 om75mg….

Trong 15 ngày đầu tháng 2/2009, trị giá nhập khẩu cả nước ước khaỏng 37,7 triệu USD (trong đó có khoảng 31,2 triệu USD thuốc thành phẩm và 6,5 triệu USD nguyên liệu) và trị giá thuốc sản xuất trong nước ước đạt khoảng 35,2 triệu USD.

*Giá gạo bán lẻ tăng. Từ hơn một tuần này, giá gạo bán lẻ trên thị rtường đột ngột tăng mạnh. Theo khảo sát, giá tăng chủ yếu tập trung vào một số chủng loại gạo thường, hạt dài, cơm nở. Trong tết, gạo bụi sữa từ 7000 đ/kg nay lên 8000 đ/kg, dao dẻo hạt dài Long An tăng 500đ lên 7500 đ/kg…

Nguyên nhân của giá gạo tăng là do trong thời điểm này sức hút của thị trường xuất khẩu, trong đó có việc Việt Nam ký khá nhiều hợp đồng gạo 25% tấm.

Dự báo thị trường thời gian tới:

*Sức mua giảm vì giá vẫn cao

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2009 theo giá thực tế ước tính đạt 98,5 nghìn tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2008, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 năm nay tăng 8,2% thấp hơn mức tăng 11,7% của cùng kỳ năm trước… Nhiều chuyên gia dự đoán, sức tiêu dùng trong thời gian tới còn có thể tiếp tục giảm do kinh tế khó khăn và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Điển hình như giá gas từ đầu tháng 1 đến nay đã tăng đến 3 lần theo hướng mức tăng ngày càng mạnh, lần đầu tăng 5.00 0đồng, rồi 10.000 đồng và cách đây vài ngày tăng tới 25.000 đồng/bình, đẩy giá một bình gas 12kg lên trên 200.000 đồng/bình. Giá gas tăng một phần do giá thế giới tăng nhưng cũng còn những lý do khác dự trữ và phân phối yếu kém.

Để kích cầu thị trường, vừa qua, Bộ Tài chính đã có quyết định hoãn, giảm thuế đối với nhiều sản phẩm, dịch vụ  có hiệu lực từ 1/2,  nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tính toán để giảm giá nhằm kích thích người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp tính toán việc giảm, hoãn thúê trong đợt này có thể giúp giảm giá sản phẩm từ 2-5%, thậm chí có nhóm mặt hàng giảm đến 6%. Cụ thể, giá các loại ôtô một số doanh nghiệp sản xuất, phân pahối ôtô nhập khẩu như Công ty Honda VN, Toyota VN, Ford VN, …

*Hàng nhập khẩu thay thế sản xuất trong nước

Nỗi lo doanh nghiệp cạnh tranh với hàng nhập khẩu ngày càng lớn. Trong đó, sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu Trung Quốc càng lớn hơn khi Chính phủ Trung Quốc thông qua các chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu như tăng tỷ lệ hoàn thuế ở một loạt mặt hàng, dỡ bỏ hoặc giảm thuế xuất khẩu ở nhiều mặt hàng như sắt thép, phân bón, chất dẻo… Cụ thể, từ ngày 1-2-2009, Trung Quốc bắt đầu áp dụng hoàn thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm thép xuất khẩu, khi mà trước đó chỉ 2 tháng, thuế xuất khẩu nhiều nhóm mặt hàng thép đã được giảm mạnh.

Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, ngay từ đầu tháng 12/2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã chịu áp lực mạnh từ việc thép cán nóng dạng cuộn, thép tấm, thép dây mạ và hợp kim của Trung Quốc được giảm thuế xuất khẩu từ 5% xuống 0%.

Hiện, Bộ Công Thương đã đưa ra những đề xuất chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc sản xuất sản phẩm ngành công nghiệp thay thế hàng nhậpkhẩu. Tuy nhiên, khó khăn của chủ trương này là sản xuất cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu lâu nay vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu.

Trong bối cảnh phụ thuộc quá lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, theo nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp càng khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu ngay trên chính sân nhà…

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam