1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
 
Sau gần nửa tài khoá phát triển khả quan, kinh tế Ấn Độ cho đến nay chịu tác động bởi tình trạng suy giảm kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới và khó khăn của kinh tế trong nước tăng lên do khủng hoảng tài chính thế giới gây ra.
 
Tăng trưởng của hầu hết các ngành và lĩnh vực sản xuất trong tài khoá 2008-2009 giảm sút mạnh ngoại trừ ngành khai khoáng và một số ngành dịch vụ.
 
Chính phủ liên tục điều chỉnh tốc độ giảm tăng trưởng GDP từ 9% tài khoá 2007-2008 trên cơ sở những đánh giá về mức độ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới thời gian qua. Dự báo tháng 12/2008 là 7%. Dự báo tháng 2/2009 là 7,1%. Số liệu chính thức tăng trưởng GDP tài khoá 2008-2009 là 6,7%.
 
1/ Nông nghiệp tài khoá 2008-2009 chỉ tăng 1,6% so với 4,6% tài khoá 2007-2008. Tổng sản lượng lương thực ước tính đạt 229,85 triệu tấn so với 230,78 triệu tấn tài khoá 2007-2008. Sản lượng gạo có thể đạt 99,37 triệu tấn, lúa mì là 77,63 triệu tấn. Dự trữ gạo và lúa mì tính đến cuối tháng 3 năm 2009 là 35 triệu tấn.
 
Tăng trưởng nông nghiệp trong tài khoá 2008-2009 chủ yếu là nhờ kết quả tăng trưởng cao của tài khoá trước và chịu tác động mạnh bởi sản lượng một số loại cây trồng phi lương thực như dầu thực vật, bong, đường và đay giảm sút. Mặt khác, sản lượng lúa mì cũng giảm so với tài khoá 2007-2008.
 
2/ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giảm mạnh còn 2,4%. Ngành chế tạo, điện, xây dựng giảm còn 2,3%, 3,4% và 7,2% so với 8,2%, 5,3% và 10,1% tương ứng của tài khoá 2007-2008. Hoạt động của 6 lĩnh vực công nghiệp chính là dầu thô, lọc hoá dầu, than, điện, xi măng và thép tăng 2,7% so với 5,9% tài khoá 2007-2008.
 
Giảm sút của ngành xi măng và thép do tình trạng giảm sút của lĩnh vực xây dựng và chế tạo. Giảm sút mạnh của ngành chế tạo do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố: tăng chi phí đầu vào, tình trạng giảm sút xuất khẩu, giảm sút nhu cầu nội địa, nhất là trong nửa sau tài khoá 2008-2009.
 
3/ Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đối với khu vực dịch vụ của Ấn Độ tương đối ít hơn. Tăng trưởng xuất khẩu khu vực dịch vụ (từ tháng 4 đến tháng 12/2008) đạt mức khiêm tốn 16,3%.
 
4/ Tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 168,7 tỷ USD tài khoá 2008-2009 so với 163 tỷ USD tài khoá 2007-2008 và thấp hơn nhiều so với mục tiêu 200 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu tài khoá 2008-2009 là 287,7 tỷ USD so với 251,6 tỷ USD tài khoá 2007-2008.
 
5/ Cán cân thanh toán vẫn ổn định trong tài khoá 2008-2009 mặt dù có những dấu hiệu khó khăn trong tài khoản vốn và tài khoản vãng lai. Cân bằng tài khoản vốn giảm mạnh còn 16,09 tỷ USD (chiếm 1,8% GDP) so với 82,68 tỷ USD (chiếm 9,8% GDP) tài khoá trước. Dự trữ ngoại tệ là 252 tỷ USD tính đến cuối tháng 3/2009.
 
6/ Trong tài khoá 2008-2009, giá trị đồng Rupee so với đồng USD giảm 40,36 Rs / 1 USD tháng 3/2008 còn 51,23 Rs / 1 USD tháng 3/2009, với tỷ lệ mất giá là 21,2%. Mức tỷ giá trung bình tài khoá 2008-2009 là 45,99 Rs / 1 USD so với 40,26 Rs / 1 USD tài khoá trước.
 
7/ Thu nhập bình quân đầu người tăng 4,6% và tiêu dung bình quân đầu người tăng 1,4% nhưng các tỷ lệ tăng trưởng này giảm so với tài khoá trước. Tỷ lệ tiêu dung tư nhân trong GDP giảm mạnh còn 27% so với 53,8% năm 2007-2008 trong khi tỷ lệ tiêu dung chính phủ trong GDP tăng mạnh tới 32,5% so với 8% tài khoá trước. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách / GDP là 6,2%. Tăng trưởng tín dụng giảm còn 17,3% so với 22,3% tài khoá trước.
 
8/ Khách du lịch đến Ấn Độ (từ 1-12/2008) là 6.366.966 lượt, tăng 5,6% so với 5.081.504 lượt cùng kỳ năm trước. Giá trị thu nhập từ du lịch là 11,7 tỷ USD tăng 9,5% so với 10,7 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
 
9/ Chỉ số WPI ở mức 0,8% cuối tháng 3/2009 và WPI trung bình tài khoá 2008-2009 là 8,4% so với 4,75 tài khoá trước. WPI (Food Index) là 6,8%. Mức CPI – RL (CPI for Rural Labourers) trung bình là 10,2% và mức CPI – IW (CPI for Industrial Workers) trung bình là 9,1%.
 
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đối với kinh tế Ấn Độ thể hiện rõ trong các khu vực công nghiệp và thương mại và cũng bắt đầu ảnh hưởng tới khu vực dịch vụ. Một số ngành, đặc biệt là các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong nửa cuối tài khoá.
 
2. KINH TẾ ĐỐI NGOẠI:
 
1/ Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đối với xuất khẩu của Ấn Độ, trước tiên do tình trạng khó khăn của tình hình tài chính quốc tế và tín dụng thương mại quốc tế, tiếp đến là tình trạng giảm sút nhu cầu thế giới.
 
Tính đến tháng 9/2008, tăng trưởng xuất khẩu vẫn khả quan nhưng từ tháng 10/2008 tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu giảm mạnh và giảm lien tục cho đến hết tài khoá. Tình trạng giảm sút xuất khẩu lien tục chủ yếu do tình trạng suy giảm tại thị trường các nước phát triển. Tài khoá 2008-2009 tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 3,4% (tính theo USD) và 16,9% (tính theo Rupee) so với 28,9% và 14,7% tương ứng của tài khoá 2007-2008.
 
Từ tháng 4/2008 đến tháng 2/2009, động lực chủ yếu của tăng trưởng xuất khẩu là các ngành cơ khí, hoá chất. Các ngành dầu mỏ và dệt may cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Tuy nhiên, hang thủ công mỹ nghệ, kim hoàn giảm.
 
Xuất khẩu hang hoá sang thị trường Mỹ giảm 1,6%, sang các nước Nam Á giảm 5,2% từ tháng 4/2008 đến tháng 2/2009. Tuy nhiên cùng kỳ, xuất khẩu sang các nước châu Á khác (kể cả ASEAN) tăng 6,9% và sang châu Âu tăng 10,2%.
 
Trong khi xuất khẩu tăng 34% trong 6 tháng đầu tài khoá 2008-2009, tình hình suy giảm kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới đã tác động tới xuất khẩu, khiến cho tăng trưởng xuất khẩu cả tài khoá giảm mạnh.
 
Xuất khẩu của khu vực SEZs tăng 33%.
 
2/ Nhập khẩu hang hoá giảm từ tháng 10/2008 và giảm liên tục từ tháng 1 đến 3/2009. Kim ngạch nhập khẩu giảm 14,4% (tính theo USD) và 29% (tính theo Rupee).
 
Từ tháng 4/2008 đến tháng 2/2009, tăng trưởng nhập khẩu POL và non-POL là 16,9% và 13,2% tương ứng (tính theo USD). Nhập khẩu phân bón và dầu ăn tăng mạnh do nhu cầu tăng.
 
Giá trị nhập khẩu POL tăng mạnh trong nửa đầu tài khoá do giá tăng cao bất thường và bắt đầu giảm trong nửa cuối tài khoá.
 
3/ Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tương đối ít đối với hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Ấn Độ cho đến tháng 12/2008, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ đạt mức khiêm tốn là 16,3% từu tháng 4/2008 đến tháng 12/2008. Tăng trưởng dịch vụ bảo hiệm và dịch vụ du lịch bị tác động mạnh. Tăng trưởng dịch vụ phần mềm là 26% trong khi dịch vụ tài chính tăng mạnh tới 45,75 mặc dù tình hình khủng hoảng tài chính vẫn tiếp diễn và tình trạng suy giảm xuất khẩu dịch vụ tài chính thế giới. Tăng trưởng dịch vụ kinh doanh thấp, chỉ đạt 3,9%.
 
4/ Tổng xuất khẩu hang hoá và dịch vụ tăng 12,8% trong khi tổng nhập khẩu hang hoá và dịch vụ tăng 17,9%.
 
5/ Thâm hụt thương mại tăng lên 119,1 tỷ USD so với 88,5 tỷ USD tài khoá trước. Chênh lênh tăng trưởng kim ngạch ngoại thương lớn giữa giá trị USD và Rupee là do việc đồng Rupee bị mất giá so với đồng USD trong tài khoá 2008-2009. Chính phủ Ấn Độ gia tăng các biện pháp chống bán phá giá và tự vệ thương mại nhằm đối với các hang hoá nhập khẩu vào Ấn Độ từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
 
6/ Thu hút FDI tài khoá 2008-2009 là 27,31 tỷ USD tăng 11% so với 24,58 tỷ USD tài khoá trước. Chính phủ đã thực hiện chính sách thu hút đầu tư, tăng tỷ lệ vốn đầu tư 100% cho nhiều lĩnh vực trong đó có cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển (R&D).
 
3. TRIỂN VỌNG KINH TẾ ẤN ĐỘ TÀI KHOÁ 2009-2010:
 
Kinh tế Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức - từ cải thiện cơ sở hạ tầng tới tăng năng suất nông nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở của kinh tế Ấn Độ vẫn tương đối mạnh: hệ thống ngân hang vẫn ổn định, dự trữ ngoại tệ khá lớn và nợ nước ngoài vẫn trong tầm kiểm soát.
 
Chính phủ mới tiếp tục do Liên minh UPA lãnh đạo sẽ có những điều kiện thuận lợi trong thực hiện các chương trình kinh tế thời gian qua, trong đó tập trung vào phát triển nông nghiệp, khắc phục những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với tăng trưởng kinh tế.
 
Do mùa mưa diễn ra bất lợi và dưới mức bình thường, dự báo tăng trưởng nông nghiệp của Ấn Độ có thể chỉ đạt dưới 2%. Nếu nông nghiệp tăng trưởng dưới 2% thì GDP có thể không thể tăng trưởng không thể quá 5,5% tài khoá 2009-2010.
 
Nhu cầu nông nghiệp và nông thôn vẫn tiếp tục mạnh và triển vọng sản xuất nông nghiệp bình thường.
 
Xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục xu hướng giảm.
 
Một số ngành công nghiệp như sắt thép và xi măng có dấu hiệu phục hồi.
 
Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng được chú trọng hơn nhằm kích thích kinh tế đối phó với tác động của khủng hoảng tài chính thế giới.
 
(Theo Thitruongnuocngoai)
 
 
 

Nguồn: Internet