Người tiêu dùng đã phải trải qua một năm không mấy dễ chịu khi mà giá dầu và các mặt hàng thiết yếu tăng gần gấp đôi, ngốn phần lớn khoản thanh toán cho các hóa đơn hàng tháng của họ, ở mức độ lớn hơn rất nhiều so với con số được thể hiện qua các mức lạm phát cao kỷ lục. Do đó, mặc dù giá xăng đã giảm 5-6% trong tháng 8 vừa qua, sau khi giá dầu giảm tới 20%, có thể là dấu hiệu của sự kết thúc thời kỳ lạm phát cao kỷ lục, nhưng các nhà kinh tế vẫn cho rằng việc những áp lực về giá đối với người tiêu dùng sẽ giảm vẫn chỉ nằm trên lý thuyết, và mọi việc sẽ chưa thể trở lại bình thường vào cuối năm nay. Chuyên gia kinh tế Holger Schmiedinh của ngân hàng Bank của America chi nhánh tại châu Âu nới: “Có ánh sáng cuối đường hầm, nhưng ánh sáng này không được rực rỡ cho lắm”. Mặc dù người dân đang phải trả ít hơn cho xăng dầu kể từ khi giá dầu thế giới rời khỏi mức cao kỷ lục chinh phục hồi giữa tháng 7/08, nhưng giá nhiên liệu và lương thực cần phải giảm mạnh hơn nữa mới có thể phục hồi sức mua và tâm lý của hàng triệu hộ gia đình.
Giá ngô, đậu tương, thịt và dầu mỏ đã leo lên các mức cao kỷ lục trong tháng 7/08. Kể từ đó, chỉ số giá ngũ cốc của Cục Nghiên cứu Hàng hóa Mỹ đã giảm 16%, trong khi các chỉ số về giá thịt và lương thực cũng giảm 9%. Theo các chuyên gia kinh tế, trước khi đợt giảm giá hiện nay trên các sàn giao dịch hàng nông sản bắt đầu có thể nhận thấy trên các sạp hàng và các số liệu thống kê về lạm phát hàng tháng vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2009, giá hàng hoá mua bán kỳ hạn có thể đang trở lại cuộc đua chinh phục các đỉnh cao mới. Bộ Nông nghiệp Mỹ hồi cuối tháng 8/08 đã đưa ra cảnh báo rằng người tiêu dùng có thể sé chứng kiến giá lương thực tăng thêm 5-6% trong năm nay, mức tăng hàng năm mạnh nhất kể từ năm 1990 đến nay, trước khi lạm phát giảm xuống 4-5% vào năm 2009. Giá thịt, gia cầm và cá, vốn chiếm khoảng 12% tổng chi phí cho thực phẩm tại Mỹ, giá ngũ cốc và các sản phẩm làm từ bột mỳ sẽ tăng 9,5% trong năm nay, trong khi giá trứng tăng 14% và giá dầu mỡ tăng 13,5%. Do đó, chưa thể hy vọng chi phí dành cho việc mua sắm thực phẩm của gia đình bạn sẽ giảm, mặc dù giá nông sản đã phần nào dịu sốt trong mùa Hè này. Thậm chí ngay cả khi giá cả tiếp tục giảm trên các sàn giao dịch tại Chicago và New York, cũng sẽ phải mất một thời gian trước khi quá trình giảm giá này đến được với người tiêu dùng.
Trong khi đó ông Schmieding ước tính tỷ lệ lạm phát tại khu vực đồng euro (Eurozone) có thể sẽ giảm xuống 3% vào cuối ănm 2008 và trở lại mức trần 2% mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đặt vào giữa năm 2009, chỉ bằng một nửa so với mức cao kỷ lục 4,1% hồi tháng 7/08, nếu giá dầu tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giả thuyết này phần nhiều không chắc chắn do tính bất ổn của giá dầu vốn tăng mạnh khi cơn bão Gustav tiến về các giàn khoan và nhà máy lọc dầu trên vịnh Mehico. Giá dầu thô tiêu chuẩn của Mỹ hiện đã giảm 20% so với mức cao đỉnh điểm 147,27 USD/thùng ghi được hôm 11/7 và được giao dịch ở mức khoảng 115 USD/thùng trong suốt 2 tuần đầu tháng 9/08, theo đó giúp giảm tỷ lệ lạm phát tại eurozone xuống 3,8% trong tháng 8/08. Theo Hiệp hội Ô tô Anh, giá xăng quả thực đã giảm trong thời gian gần đây, trong đó giá xăng không chì đã giảm 5-6% trong thời gian từ giữa tháng 7 đến giứa tháng 8/08 tại Anh, Đức, Pháp và Italia. Nhưng ngay cả sau khi giảm xuống, giá nhiên liệu này vẫn cao hơn 10-12% so với thời điểm tháng 8/07. Trong khi đó, giá dầu sưởi ấm trong nhà cũng đã giảm khaỏng 10% tại Đức và Pháp , nhưng tập đoàn năng lượng Pháp EDF đã tăng giá khí đốt bán cho các hộ gia đình hơn 15% trong năm nay và các công ty năng lượng tại Anh trong tháng 8/08 cũng thông báo tăng 15-30% giá điện và khí đốt.
Xu hướng biến động của giá lương thực thậm chí còn khó lường hơn giá nhiên liệu, do hàng nông sản chỉ là điểm đầu trong một quá trình đai với nhiều mắt xích là các công ty môi giới, kinh doanh thực phẩm và các nhà bán lẻ, những người sẽ tiến hành giảm giá bán theo đà giảm giá trên thị trường nông sản. Lấy ví dụ, ông Nikos Tsemperlidis công tác tại trung tâm bảo vệ người tiêu dùng KEPKA ở Hy Lạp cho biết giá khoai tây được các nhà sản xuất nước này bán ra ở mức 0,20 euro/kg, nhưng khi nằm trên các giá hàng ở siêu thị nó có giá là 1,8 euro/kg. Do đó, đẻ quá trình giảm giá này có thể đến được điểm cuối là người tiêu dùng, nó phải trải qua rất nhiều khâu phân phối. Tuy nhiên, trên thực tế các nhà sản xuất, với ít khả năng ấn định giá cả trong một nền kinh tế yếu, tỏ ra chậm chạp trong việc tăng giá bán lẻ khi chi phí hàng hoá bắt đầu tăng vọt, do lo ngại sẽ bị mất thị phần vào tay các nhãn hiệu rẻ hơn. Nhưng họ còn ngần ngại hơn trong việc giảm giá hoặc chịu để mất đi khoản lợi nhuận khi mà chi phí sản xuất giảm. Và trong khoảng 1 nă mqua, hầu hết các hãng sản xuất thực phẩm đóng hộp, gồm các nhà sản xuất tư nhân nhỏ, đều đã tiến hành tăng giá để đối phó với việc chi phí gia tăng.
Mặc dù vậy, cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi công ty thực phẩm Pháp Danone đang tiến hành giảm giá sữa chua, bất chấp những dự báo của các chuyên gia kinh tế về một sự thiếu vắng các biện pháp chính thưc nhằm kiềm chế làm phát, trong bối cảnh thu nhập của nhiều người tiêu dùng cho dù có tăng có với trước đây cũng không thể chạy đua nổi với tốc độ tăng của giá cả. Hồi cuối tháng 8 vừa qua, một nhóm người tiêu dùng Pháp cho biết thu nhập trung bình còn lại sau khi nộp thuế và bảo hiểm của gia đình họ tăng 99 euro/tháng hồi năm ngoái, nhưng cùng lúc đó hóa đơn mua sắm hàng tháng của họ cũng tăng 114euro. Những người tiêu dùng Anh cũng không thể tránh khỏi những thời điểm khó khăn. Bà Sheila Alcock, một lao động đã nghỉ hưu, đã phải viện đến các biện pháp tiết kiệm năng lượng nhằm giữ các hóa đơn hàng tháng trong khả năng chi trả của mình. Bà đã giảm tần suất sử dụng máy giặt xuống chỉ còn một nửa so với trước đây và còn ít sử dụng máy vắt khô quần áo hơn nữa, và hạn chế bật thêm máy sưởi ấm bằng khí đốt trong ngôi nhà của mình ở thành phố ở thành phố Norwich, cách thủ đô London 100 dặm về phía bắc. Giống nhiều người dân châu Âu khác, bà cũng đang chuyển sang sử dụng nhiều hơn các loại thực phẩm giá rẻ do các sản phẩm có thương hiệu đang ngày càng trở nên đắt đỏ.
Rõ ràng là những vấn đề mà lạm phát gây ra không nhỏ, và khong thể giải quyết ổn thỏa trong một sớm một chiều, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy giảm. Tình trạng này đang khiến các nhà hoạch định chính sách lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, đau đầu lựa chọn đối phó với lạm phát hay tập trung vực dậy nền kinh tế. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ben Bernanke nhận định triển vọng lạm phát vẫn rất bất ổn mặc dù giá dầu và các hàng hóa khác đã giảm, do sự khó khăn trong việc dự đoán về những biến động trong tương lai trên các thị trường giá hàng hoá.

Nguồn: Vinanet