*Nhiều ngân hàng giảm lãi suất

Sáng ngày 22/10, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất cơ bản xuống 13%/năm từ ngày 21-10. Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam (BIDV) sáng nay đã quyết định điều chỉnh lãi suất lần thứ 5 liên tiếp trong vòng 3 tháng trở lại đây.

Trong khối ngân hàng cổ phần, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức áp dụng mức lãi suất mới trên toàn hệ thống đối với sản phẩm lãi suất tiết kiệm bậc thang và lãi suất tiết kiệm rút gốc linh hoạt.

*Lãi suất cho vay sẽ giảm dần xuống 17%/năm

Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại vẫn phổ biến ở mức 19,12% - 20%/năm; lãi suất trung và dài hạn ở mức 19,7% - 20,3%/năm. Với lãi suất cơ bản 13%, lãi suất tối đa được áp dụng là 19,5%/năm.

Như vậy, với một số kỳ hạn có mức lãi suất cao hơn mức 19,5%/năm, nếu ngân hàng nào không công bố giảm ngay từ ngày 21-10 thì rõ ràng đã vi phạm quy định về mức lãi suất tối đa.

*Tỷ giá VND/USD thị trường tự do tăng do yếu tố tâm lý

Hôm qua 21-10, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do ở Hà Nội bất ngờ tăng lên mức 16.950 đồng/USD, tăng tới 250 đồng/USD so với một ngày trước đó. Trong khi đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước công bố hôm qua vẫn ở mức 16.519 đồng/USD. Điểm bất thường khác là hôm qua tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại cũng lên đến 16.800 đồng/USD, gần chạm trần cho phép theo biên độ tỷ giá hiện nay là ±2%.

Một quan chức của Ngân hàng Nhà nước nhận định, mức tăng giá bất thường của USD có thể là do yếu tố tâm lý, bởi hiện nay cung – cầu ngoại tệ là ổn định. Nguồn ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại khá dồi dào, thậm chí có ngân hàng còn thừa cục bộ.

*Tiêu hủy 18 tấn sữa YiLi 'đen'

Sau hơn một tháng niêm phong do chứa melamine, sáng 22/10, gần 1.500 thùng sữa tươi nguyên chất nhãn hiệu YiLi - Trung Quốc, do Công ty Kim Ấn, quận Phú Nhuận, TP Đây được xem là đợt tiêu hủy sữa có chứa chất gây sỏi thận với số lượng lớn nhất tại TP HCM từ khi các cơ quan chức năng phát hiện melamine có trong nhiều sản phẩm sữa và liên quan đến sữa lưu hành trong nước.

*1 triệu tỷ đồng đầu tư giao thông đường bộ đến 2020

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang thực hiện xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể vận tải Việt Nam (bao gồm cả đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và vận tải hàng hải) đến 2020 tầm nhìn 2030 qua dự án Vtranns2, được tài trợ bởi Chính phủ Nhật Bản. Quy hoạch tổng thể trên sẽ hoàn thành và áp dụng vào trước cuối năm 2009. Với các đường nông thôn, mục tiêu là 95% đường được lát đá, đường bê tông, nhựa khoảng 50%, 100% các đường có thể sử dụng cho hai mùa, tất cả các đường cấp huyện đạt đường loại V-VI, đường thôn xã đạt loại A và B đường nông thôn.

Tổng giá trị dự tính cho đầu tư cơ sở hạ tầng đường bộ đến 2020 khoảng 1 triệu tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 66.000 tỷ đồng. Riêng cho đường cao tốc khoảng 22.000 tỷ đồng/năm. Hiện nay đầu tư cho đường cao tốc quốc gia đạt 10.045 tỷ đồng/năm.

*2.000 loại rượu thủ công chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng

Ngày 22/10, đoàn thanh tra sẽ tập trung tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Trước đó, Thanh tra Bộ Y tế đã ký quyết định yêu cầu Sở Y tế TPHCM tiến hành kiểm tra chất lượng rượu trên địa bàn TP, sau khi xảy ra các ca ngộ độc rượu do có nồng độ methanol quá cao. Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, hiện có khoảng 2.000 loại rượu thủ công lưu hành gồm: rượu sắn, rượu gạo, rượu ngâm lá cây, ngâm động vật... chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng.

 

Nguồn: Vinanet