Theo nguồn tin Bloomberg, giá bông trên thị trường thế giới có thể giảm 12% trong 3 tháng tới bởi Mỹ và Ấn Độ - những nước cung cấp hàng đầu thế giới - bước vào vụ thu hoạch, góp phần làm giảm bớt tình trạng khan hiếm trên toàn cầu.

Giám đốc điều hành của Tổng công ty Bông Ấn Độ - công ty quốc doanh là khách hàng lớn nhất ở nước Nam Á này, Subhash Grover, dự báo giá bông kỳ hạn tại New York có thể giảm xuống 1 đến 1,05 USD/lb bởi Ấn Độ khôi phục xuất khẩu và Pakistan cùng Brazil bước vào vụ thu hoạch mới.

Giá bông đã lập kỷ lục cao 1,198 USD tại Sở giao dịch New York (ICE) vào ngày 15/10, mức cao kỷ lục trong vòng 140 năm nay. Giá có thể sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên 1 USD trong 3 năm tới vì tỷ lệ dự trữ - sử dụng vẫn ở mức khoảng 40%, thấp hơn mức trung bình trong lịch sử là từ 50% trở lên.

Ngày 19/10, giá bông kỳ hạn tháng 12 tại New York ở mức 1,1475 USD/lb. Giá đã tăng 72% trong năm vừa qua bởi dự trữ ở ICE giảm xuống 11.182 kiện vào ngày 15/10 so với mức cao của năm nay là 1,081 triệu kiện ngày 2/6.

Lần giá bông vượt mức 1 USD/pound gần đây nhất trên thị trường New York là năm 1995, thời điểm tỷ lệ dự trữ/cầu của thế giới giảm xuống dưới 40% - tương đương với tỷ lệ hiện nay. Đây là ngưỡng dự trữ khiến các nhà máy dệt lo lắng, buộc họ phải tăng cường mua vào để dự trữ.

Do lo ngại thị trường bông toàn cầu thiếu nguồn cung, nhiều nhà máy dệt trên thế giới đã tăng cường mua vào, đẩy giá bông lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ và điều này làm tăng mối lo ngại khả năng giá các mặt hàng dệt may sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Mặc dù mức cầu về bông trên toàn cầu vẫn thấp hơn nhiều so với thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, nhưng nguồn cung hạn chế - hậu quả của một thời gian dài nông dân trồng bông chuyển sang các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn - đã khiến thị trường mất cân bằng. Nhiều khả năng cho thấy vụ thu hoạch bông ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ không hứa hẹn bội thu, buộc các công ty dệt vải tăng cường mua vào để thực hiện các hợp đồng cung cấp vải sợi. Lụt lội cũng đã khiến vụ thu hoạch bông ở Pakistan đã bị thiệt hại nặng nề.

Pakistan, nước tiêu thụ bông lớn thứ 3 thế giới, có thể sẽ phải tăng tới 50% khối lượng bông nhập khẩu trong năm nay bởi lũ lụt trầm trọng đã phá huỷ nhiều cánh đồng bông, trong khi nhu cầu dệt tăng nhiều.

Phó chủ tịch Uỷ ban Bông Miền trung Pakistan, Muhammad Arshad, cho rằng nhập khẩu bông có thể lên đến 3 triệu kiện, so với khoảng 2 triệu kiện năm ngoái. Sản lượng có thể giảm xuống 12,5 triệu kiện, thấp hơn mức 12,7 triệu kiện của năm ngoái và càng thấp hơn mức 14,1 triệu kiện dự báo trước khi xảy ra trận lụt.

Trả lời phỏng vấn tại một cuộc hội thảo chuyên ngảnh ở Lubbock, Texas, ông Arshad cho biết Pakistan sẽ nhập khẩu bông từ Ấn Độ, Mỹ và Brazil, và có thể từ một số nước Châu Phi nữa. Nhu cầu bông ở nước này đang tăng nhanh.

Sản lượng giảm ở Pakistan, nước sản xuất lớn thứ 4 thế giới, và Trung quốc, , nước sản xuất và nhập khẩu lớn nhất thế giới, đã đẩy giá bông ở New York tăng 36% trong 2 tháng qua, đạt kỷ lục của 15 năm là 1,0237 USD/lb, mức cao kỷ lục của 15 năm.

Tiêu thụ bông ở Pakistan có thể tăng khoảng 3% lên 15,5 triệu kiện (1 kiện = 170 kg hay 375 lb).

Dự trữ bông toàn cầu sẽ giảm xuống 45,4 triệu kiện trong năm kết thúc vào 31/7, mức thấp nhất trong vòng 14 năm, theo tính toán của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán nhu cầu bông nguyên liệu toàn cầu trong năm nay có thể sẽ tăng 3% so với năm ngoái.
Các nhà phân tích cho biết kể từ năm 2008 các công ty buôn bán bông đã dự đoán thị trường này sẽ thiếu hụt cung, mặc dù vào thời điểm đó nhu cầu bông giảm và dự trữ tăng.
Tuy nhiên, so với 15 năm trước, thị trường bông thế giới hiện nay có nhiều điểm khác. Nhiều nhà máy dệt ở Mỹ đã đóng cửa do làn sóng sản phẩm cạnh tranh giá rẻ tràn vào từ bên ngoài, khiến nhu cầu bông nguyên liệu trong nước chỉ bằng 1/3 so với năm 1995.
Nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tiêu thụ nhiều bông nhất thế giới, đều đã tăng gấp đôi. Các nước như Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam cũng đã nổi lên là những thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm này.

Ông Grover nói “Giá bông đã tăng ít nhất so với bất kỳ hàng hoá nào trong khoảng 10 – 15 năm qua. So với lúa mì, gạo, ngô hay đậu tương, mức tăng giá bông đều thấp hơn”.

Bông đã giảm giá gần 20% trong 15 năm kết thúc vào cuối năm 2009, trong khi lúa mì tăng giá 35%, ngô tăng giá 79%, còn đậu tương tăng giá 87%, theo thống kê của Bloomberg.

Nhu cầu từ Trung quốc, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới, được USDA dự báo là sẽ tăng 10,886 triệu tấn trong niên vụ 2010 -11, so với 10,669 triệu tấn năm trước đó, gây ra tình trạng “thiếu trầm trọng” và làm giảm mạnh dự trữ của nước này. “Với mức giá trên thị trường thế giới cao như hiện nay, Trung quốc sẽ chuyển sang sử dụng hàng dự trữ của mình chứ chưa vội mua vào”.

Giá bông tại Ấn Độ có thể giảm bởi vụ thu hoạch đang tới. Lượng bông cung cấp hàng ngày ra thị trường tăng lên 100.000 kiện (170 kg/kiện) mỗi ngày hiện nay so với chỉ 65.000 kiện một tuần trước đây. Lượng tiêu thụ có thể đạt tổng cộng 7,5 triệu đến 8 triệu tấn vào cuối tháng 11.

Ngày 11/10 Bộ Dệt may Ấn Độ đã tạm dừng cho đăng ký hợp đồng xuất khẩu mới sau khi đã tiếp nhận đơn đăng ký tương đương số lượng cho phép 5,5 triệu kiện trong vụ này. Đại diện của Bộ, A B Joshi, cho biết Bộ đã tiếp nhận đăng ký với số lượng đã quy định 5,5 triệu kiện ( mỗi kiện = 170 kg) trong số đó có gần 1,58 kiện đã được chấp nhận. Giấy chứng nhận đăng ký cho phép xuất khẩu đối với số lượng đã được chấp nhận sẽ được cấp. Các đơn còn lại sẽ được chấp thuận trong ít ngày tới. A B Joshi cũng nói rõ:“ Tất cả các đơn không có số lượng gửi đến cơ quan đăng ký cho phép xuất khẩu. Một số sẽ bị từ chối bao gồm các đơn không ghi đầy đủ, thiếu chi tiết và L/C của ngân hàng v.v. Sự khác nhau giữa côta và số lượng đã được chấp nhận sẽ đưa vào hồ sơ của các đơn mới ”.

Cuối tháng 9 vừa qua, nhóm các Bộ trưởng đã quyết định cho phép xuất khẩu 5,5 triệu kiện trong năm 2010-2011 với sự đăng ký qua Bộ Dệt bắt đầu từ 1/10/2010. Các chuyến giao hàng bắt đầu từ ngày 1/11/2010. Chính phủ đã giữ mặt hàng bông trong danh sách các mặt hàng hạn chế xuất khẩu trong năm 2009-2010, sau khi bông đã vượt mức kỷ lục 8,3 triệu kiện, kết quả của sự tăng giá mạnh trong nước.

Trong khi đó Thứ trưởng Bộ Dệt Rita Menon mới đây đã cho biết Chính phủ có thể dỡ bỏ lệnh xuất khẩu 5,5 triệu kiện nếu sản lượng bông vượt dự kiến 32,5 triệu kiện.

Sản lượng bông Ấn Độ có thể tăng lên 32,5 triệu kiện trong năm kết thúc vào 30/9, so với 29,5 triệu kiện niên vụ vừa qua.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng bông thế giới sẽ đạt 116,7 triệu kiện (218 kg/kiện), giảm so với 117 triệu kiện dự báo hồi tháng 9, còn tiêu thụ sẽ ở mức 120,8 triệu kiện, tăng so với 120,5 triệu kiện dự báo một tháng trước đây.

Ủy ban Tư vấn Bông Quốc tế (ICAC) cũng dự báo sản lượng sẽ giảm, theo đó sản lượng bông thế giới niên vụ 2009/10 dự báo giảm 300.000 tấn hay 1% xuống 23,1 triệu tấn do năng suất trung bình tăng không đủ bù lại cho diện tích trồng giảm.

Tổng thư ký ICAC cho biết kinh tế thế giới hồi phục sẽ đẩy nhu cầu bông tăng 2% trong năm 2009/10 lên 23,6 triệu tấn.

ICAC cho hay tiêu thụ bông tại các nhà máy sẽ tăng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan sau khi suy giảm trong năm vừa qua. Tuy nhiên, tiêu thụ vẫn giảm ở một số nước Châu Âu, Mỹ và Đông Á.

Xuất khẩu dự báo sẽ tăng lên 6,9 triệu tấn trong niên vụ 2009/10, tức là tăng 5% so với niên vụ trước. Nhập khẩu sẽ tăng ở một số thị trường trong đó có Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Bănglađét, Indonexia, Thái lan và Việt nam.

Xuất khẩu từ Mỹ dự báo sẽ giảm 20% xuống 2,3 triệu tấn do sự cạnh tranh từ các nước khác. Xuất khẩu từ Ấn Độ có thể sẽ hồi phục lên 1,4 triệu tấn.

Chỉ số giá trung bình Cotlook A dự báo sẽ đạt 64 US cent/lb trong niên vụ 2009/10, tăng 2,8 US cent/lb hay 5% so với niên vụ 2008/09.

Cung – cầu bông thế giới (Nguồn: ICAC)

 

07/08

 08/09

 09/10

 07/08

 08/09

09/10

 

 (Triệu tấn)

(Triệu kiện)

Sản lượng

26,03

23,4

23,1

119,6

107

106

Tiêu thụ

26,40

23,1

23,6

121,2

106

108

Xuất khẩu

8,36

6,6

6,9

38,4

30

31

Dự trữ cuối vụ

12,12

12,3

11,8

55,7

57

54

Cotlook A (US cent/lb)

72,90

61,2

64**

72,90

61,2

64

(Vinanet)