Theo dự báo, trong vài năm nữa, lĩnh vực khai thác quặng mỏ của Trung Quốc sẽ làm thay đổi diện mạo thị trường nguyên liệu thế giới nhờ thu hút các công ty thai thác quặng mỏ của nước ngoài, trong đó có Anh.
 
Tiềm năng chưa được khai thác
Nhờ liên tục phát hiện các trữ lượng quặng mỏ rất lớn, Trung Quốc có thể nhanh chóng gia nhập câu lạc bộ các cường quốc xuất khẩu thế giới. Năm ngoái, Trung Quốc đã qua mặt Nam Phi để chiếm vị trí nhà sản xuất vàng hàng đầu thế giới.
Công ty Leyshon Resources (Anh) có cổ phiếu niêm yết ở thị trường AIM (Alternative Investment Market) tại London và thị trường chứng khoán Sydney (Australian Securities Exchange) đang triển khai hoạt động tại một mỏ vàng ở tỉnh Hắc Long Giang, phía đông bắc Trung Quốc.
Vị trí đặt quảng cáo“Trung Quốc có đến hai lợi thế là tiềm năng chưa được khai thác và có cơ sở hạ tầng cần thiết. Chính nhờ đó mà nước này đã trở thành nhà sản xuất vàng hàng đầu thế giới trong vòng chưa tới 10 năm”, giám đốc công ty, ông Paul Atherley giải thích.
Chính các công ty Anh đã mở đường ở Trung Quốc. Năm 1997, Griffin Mining (có cổ phiếu niêm yết ở AIM) là công ty nước ngoài đầu tiên nhận được giấy phép khai thác do Trung Quốc cấp.
 
Tây Tạng - Biên giới quặng mỏ
Hiện nay, các công ty của xứ sở sương mù này cắm rễ chặt ở khắp Trung Quốc và đa số rất quan tâm đến Tây Tạng, “biên giới quặng mỏ” mới của Trung Quốc. Trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2006, một nghiên cứu địa chất do Trung Quốc tiến hành cho thấy ở đây có trữ lượng lớn về đồng, sắt, chì, kẽm và các kim loại khác. Người ta ước tính Tây Tạng chứa khoảng 40 triệu tấn đồng và 40 triệu tấn chì, kẽm.
Trong năm 2007, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đã nhập khẩu 386 triệu tấn quặng sắt, tăng 18% so với năm 2006, tức chiếm gần phân nửa lượng nhập khẩu của toàn thế giới. Con số này có thể giảm đáng kể nếu trữ lượng quặng sắt ở Tây Tạng được đưa vào khai thác.
Chính phủ Trung Quốc ước tính tổng cộng các nguồn tài nguyên khoáng sản của Tây Tạng trị giá hơn 80 tỉ euro. Năm 2003, Trung Quốc mở cửa lĩnh vực khai thác quặng mỏ cho các công ty nước ngoài.
Năm 2006, công ty Anh duy nhất có mặt ở Tây Tạng là Central China Goldfields (CCG) đã bắt tay thăm dò. CCG ra đời năm 2004 thông qua liên doanh (theo quy định) với một đối tác nội địa là Cục luyện kim và thăm dò địa chất Tứ Xuyên. Công ty này tập trung vào các dự án khai thác mỏ vàng.
Năm ngoái, CCG đã tiến hành tìm kiếm quặng đồng ở vùng Nimu, gần Lhassa. Nimu nằm trên vành đai quặng đồng xuyên dãy Himalaya, chạy dài từ Afghanistan đến tỉnh Vân Nam. Tuy CCG chỉ mới ở giai đoạn thăm dò, nhưng các công ty Trung Quốc đã bắt đầu đào các mỏ nằm dọc theo vành đai.
Công ty Continental Minerals đặt ở Vancouver, Canada, hy vọng sẽ được cấp giấy phép khai thác vào cuối năm nay. “Có rất nhiều đồng ở vành đai này. Về mặt địa chất học, vùng này rất giống dãy Andes ở Nam Mỹ. Vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi mọi người tranh nhau khai thác đồng ở đây”, giám đốc Jeff Malaihollo của CCG dự đoán.

Nguồn: Internet