Theo số liệu của bộ thống kê quốc gia (National Bureau of Statistics) thì "Vấn đề quan trọng hơn cả là chú trọng vào kiềm chế lạm phát và sự leo thang giá cả.". Tuy nhiên tỷ lệ lãi suất cao cùng với sự mất giá của đồng nhân dân tệ vẫn tiếp diễn và đang có xu hướng tạo những cơ hội cho đầu tư nước ngoài và sẽ là nguyên nhân đẩy lạm phát lên cao hơn nữa. Các số liệu cho thấy đầu tư nước ngoài của Trung Quốc cũng gia tăng. Theo ông Chen Jian – Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, tổng đầu tư nước ngoài trong quý đầu năm 2008 lên đến con số tổng là 19,3 tỷ USD, vượt xa mức đầu tư nước ngoài cho cả năm 2007 với 18,7 tỷ USD. Trong năm 2002, con số này mới chỉ ở mức 2,5 tỷ USD.
Theo ông Albert Au - Chủ tịch của Viện Kế toán viên công chứng Hồng Kông (Hong Kong Institute of Certified Public Accountants), đầu tư nước ngoài của đại lục phản ánh sự ưu ái của Bắc Kinh cho các công ty với đầu tư nước ngoài hơn là việc mở rộng đầu tư nội địa. Chính điều này sẽ khiến vấn đề lạm phát trở thành bài toán khó giải hơn cho chính phủ.
Vấn đề kinh tế Mỹ cũng đã gây ra nhiều vụ sụp đổ của các tổ chức tài chính khiến họ phải tìm kiếm những nhà đầu tư mới và vấn đề này sẽ còn tiếp diễn. Tuy nhiên nhiều chuyên gia lo lắng rằng tình trạng này sẽ mở rộng thêm khoảng cách giữa người giàu, những người có thể bảo vệ tài sản của họ trước tình hình lạm phát trong nước với những người nghèo, những người khó có thể trụ vững trước cơn lốc giá. Thực tế, tình trạng leo thang của các loại giá cả đã ảnh hưởng tới giá thực phẩm. Ngược lại, đây cũng là nguyên nhân của nhu cầu đòi tăng lương, vấn đề mà chính phủ đã phải kiềm chế lại cho tới thời điểm này vì lo sợ phản ứng dây chuyền của lạm phát.
DĐDN

Nguồn: Internet