(VINANET) – Doanh số bán cà phê từ Việt Nam, nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới, đã ổn định trong tuần qua do các nhà đầu cơ tăng cường giải phón kho hàng, trong khi nguồn cung hạn chế từ vụ thu hoạch của Indonesia khó khăn để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Giá robusta tăng trong tuần qua đã kích hoạt giới đầu cơ Việt Nam và một số nông dân bán đi một phần kho dự trữ của họ để giảm tổn thất, do giá trong nước không như dự đoán.

Hôm 10/6 giá robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 6 USD hay 0,3% lên 1.740 USD/tấn. Hợp đồng này đã tăng 6,6% từ đầu tháng tới nay. Một thương lái tại Việt Nam cho biết “do giá quay lại gần 38.000 đồng/kg, một số người bắt đầu bán ra để cắt lỗ”.

Các nhà đầu cơ và một số nông dân có tiềm năng đã tăng cường tích trữ khi giá robusta dưới 40.000 đồng/kg vào cuối tháng 2, nhưng giá giảm từ đó, đã hạn chế xuất khẩu cà phê tính tới tháng 5/2015 là thấp nhất 5 năm.

Khách hàng quay sang các nhà cung cấp khác, xuất khẩu của Brazil lên mức kỷ lục trong khi Indonesia cũng bán ra nhiều hơn.

Mức cộng của robusta loại 2, 5% hạt đen và vỡ được nới rộng ra 50 – 70 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 trên sàn ICE, một tuần trước mức cộng là 50 – 60 USD.

Cà phê loại 1, sàng 16 đứng ở mức cộng 110 – 130 USD/tấn.

Tại Indonesia, đối thủ robusta của Việt Nam, cà phê robusta Sumatran loại 4, 80 khiếm khuyết không đổi so với tuần trước ở mức 1.850 – 1.870 USD/tấn, FOB Lampung.

Các nhà rang xay Indonesia tăng cường nhu cầu mạnh mẽ của họ đối với robusta mới trong khi lượng robusta từ vụ thu hoạch của một vụ nhỏ hơn đã chậm lại.

Sản lượng cà phê năm 2015 của Indonesia được dự đoán ở mức 600.000 – 650.000 tấn giảm 50.000 tấn so với dự báo trước đó.

Vụ thu hoạch của nước này từ tháng 4 đến tháng 3 năm sau, trong khi mùa vụ của Việt Nam bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 9 năm sau. Hai quốc gia này chiếm 1/4 sản lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu.

Việt Nam đang đối mặt với sự ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và tình trạng thời tiết nóng hơn được dự kiến trong tháng 6 và tháng 7 tại khu vực miền trung.

Lê Đức Huy, phó tổng giám đốc của Simexco Đắk Lắk, một trong những công ty xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam cho biết “Mưa ít và ngắn và chỉ có vài ngày, không như trong những năm trước khi mua kéo dài và đều đặn hơn trong tháng 6”.

Thiếu mưa khi cây cần phân bón có thể làm chậm sự tăng trưởng của quả cà phê và có thể làm sản lượng thấp hơn.

H.Lan
Nguồn: Vinanet/ Reuters