Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư số 89 /2011/TT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu. Đây sẽ là căn cứ để Hiệp hội Lương thực Việt Nam xác định và công bố giá sàn gạo xuất khẩu trong từng thời kỳ và để thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có cơ sở ký kết hợp đồng hoặc đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.

Có 2 phương pháp để tính giá sàn xuất khẩu là phương pháp chi phí và phương pháp khấu trừ.

Theo phương pháp chi phí, giá sàn xuất khẩu gạo được tính căn cứ vào giá vốn gạo xuất khẩu bình quân của tất cả các tiêu chuẩn, phân cấp gạo của các thương nhân xuất khẩu, mức lợi nhuận bình quân ngành và các chính sách liên quan.

Giá sàn XK gạo bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo (đ, USD/tấn)

 

Giá sàn XK gạo bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo (đ, USD/tấn)

 

 

 

=

 

Giá vốn gạo XK bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo (đ, USD/tấn)

 

 

 

+

 

Lợi nhuận dự kiến

 

 

+

 

Các loại thuế phải nộp theo qui định của pháp luật

Theo phương pháp khấu trừ, sẽ căn cứ vào giá gạo trên thế giới, chi phí trung bình và các chính sách liên quan để tính giá sàn xuất khẩu gạo.

 

Giá sàn XK gạo bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo (đ, USD/tấn)

 

 

 

=

 

Giá gạo trên thị trường thế giới của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo (đ, USD/tấn)

 

 

 

-

 

Tổng chi phí thực hiện đưa sản phẩm từ cảng XK đến cảng NK (USD/tấn)

VFA có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả tính toán giá sàn gạo xuất khẩu của các thương nhân xuất khẩu gạo và công bố giá sàn gạo xuất khẩu ngay từ đầu vụ. 

Đồng thời VFA cần phải thông báo về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương giá sàn đã công bố và phải giải trình chi tiết việc tính toán, công bố, thay đổi giá.

Bên cạnh đó, các thương nhân xuất khẩu gạo có trách nhiệm tính toán, xác định giá sàn gạo xuất khẩu của đơn vị mình và báo cáo VFA định kỳ quý, năm.

(DVT)

Nguồn: Tin tham khảo