Tại miền Bắc
Tại tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ giá lợn hơi cao nhất toàn miền 70.000 đồng/kg; tại tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Nam, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Ninh Bình 67.000 - 69.000 đồng/kg; tại tỉnh Lào Cai, Bắc Giang giá lợn hơi được thu mua với mức thấp 64.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động 64.000 - 70.000 đồng/kg.
Tại miền Trung - Tây Nguyên
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế giá lợn hơi hôm nay tăng mạnh 3.000 đồng/kg lên mức 75.000 đồng/kg; tại Quảng Bình tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, hiện được thu mua 68.000 đồng/kg; các địa phương còn lại không thay đổi; tại tỉnh Quảng Trị 72.000 đồng/kg; tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận 68.000 - 69.000 đồng/kg; tại Thanh Hóa, Bình Định, Bình Thuận 67.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Tại miền Nam
Toàn miền có duy nhất tỉnh Vĩnh Long giá lợn hơi giảm 2.000 đồng/kg xuống 65.000 đồng/kg; tại tỉnh Đồng Tháp giá ổn định ở mức 70.000 đồng/kg; tại Long An, Đồng Nai, Hậu Giang, Tây Ninh, Cần Thơ, An Giang, Bình Dương, Sóc Trăng, Bình Phước, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Vũng Tàu 68.000 - 69.000 đồng/kg; tại tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu 67.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động 65.000 - 70.000 đồng/kg.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, với mức giá lợn hơi như hiện nay, người chăn nuôi nhỏ lẻ đứng trước nguy cơ thua lỗ do giá thức ăn chăn nuôi đang tăng “chóng mặt”. Giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua tăng quá cao, từ 20 - 30%, nhiều nông hộ sợ rủi ro nên có tâm lý bán sớm. Trong khi đó, do tác động của dịch Covid-19, hàng quán, nhiều khu công nghiệp đóng cửa, vận chuyển khó khăn hơn khiến giá lợn hơi giảm. Với đối tượng chăn nuôi nông hộ phải mua con giống đắt, cộng thêm giá thức ăn chăn nuôi tăng thì nguy cơ thua lỗ cao. Về giá thức ăn chăn nuôi thời gian tới, lãnh đạo Cục Chăn nuôi đánh giá có thể sẽ còn tăng nhưng không tăng quá cao. Nếu tăng quá cao, vượt sức chịu đựng của nông hộ, người chăn nuôi dè dặt tái đàn thì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng không có lợi.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 236,02 nghìn tấn, trị giá 464,37 triệu USD. Trong đó, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 51,15 nghìn tấn, trị giá 116,59 triệu USD, tăng 118% về lượng và tăng 112,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nga là thị trường cung cấp thịt lợn lớn nhất cho Việt Nam trong 4 tháng qua, đạt 22,14 nghìn tấn, trị giá 59,99 triệu USD, tăng 708,3% về lượng và tăng 369% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu trung bình đạt 2.709 USD/tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Trên thị trường thế giới, nhập khẩu thịt cũng tăng do dịch bệnh động vật, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi (ASF) và đại dịch Covid-19. Chính phủ Philippines tuyên bố tình trạng thảm hoạ quốc gia vì dịch ASF, nguồn cung giảm đã khiến Philippines hạ thuế nhập khẩu đối với thịt lợn và tăng khối lượng nhập khẩu tối thiếu. Trong khi đó, Trung Quốc hạn chế vận chuyển lợn sống tại những khu vực được chỉ định để kiếm soát dịch, 4 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc cũng đã chi 4,49 tỷ USD để nhập khẩu 1,59 triệu tấn thịt lợn, tăng 8,7% về lượng và tăng 10,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, nhập khẩu chủ yếu từ Tây Ban Nha, Brazil, Hoa Kỳ, Đan Mạch, Hà Lan... Trên thị trường thế giới, trong tháng 5/2021, giá lợn nạc tại Chicago (Hoa Kỳ) có xu hướng tăng mạnh so với cuối tháng 4/2021. Cụ thể, ngày 28/5/2021, giá lợn nạc tại Chicago (Hoa Kỳ) giao kỳ hạn tháng 6/2021 dao động ở mức 115,5 UScent/lb, tăng 7% so với cuối tháng 4/2021 và tăng 91,7% so với cùng kỳ năm 2020. Giá thịt lợn tăng do nguồn trên thị trường bị thắt chặt và nhu cầu tăng mạnh.

Nguồn: VITIC