Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá tăng lên 383 – 389 USD/tấn, so với mức 382 – 387 USD/tấn cách đây một tuần. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ đang rất khó khăn trong việc thực hiện những đơn hàng đã ký vì có ít container và công nhân tại cảng xuất khẩu gạo lớn nhất nước này – Kakinada, thuộc bang Andhra Pradesh.
“Nhu cầu đối với gạo Ấn Độ đang rất lớn do giá rẻ hơn so với các nước khác, song việc xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và dịch bệnh Covid-19 tại Andhra Pradesh," Reuters dẫn lời ông Nitin Gupta, phó chủ tịch mảng kinh doanh gạo của Olam India cho biết.
Với 2,84 triệu trường hợp đã bị nhiễm virus, Ấn độ trở thành nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này nặng nề nhất Châu Á, và đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Brazil về số ca nhiễm.
Tại Việt Nam, giá gạo không thay đổi, ở mức 480 – 490 USD/tấn, cao nhất kể từ cuối năm 2011.
“Nguồn cung hạn hẹp vì các thương nhân tăng cường mua gạo trong thời gian gần đây, trong khi vụ lúa Hè Thu đã thu hoạch xong”, Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết.
Số ca nhiễm virus Covid-19 ở Việt Nam tăng trở lại từ cuối tháng 7 cũng khiến một số người tiêu dùng tăng cường tích trữ gạo.
Các thương gia dự báo giá gạo Việt Nam sẽ vững ở mức như hiện nay trong vài tháng tới, vì đến tháng 10 mới thu hoạch vụ lúa mới.
Lo ngại về nguồn cung cũng đẩy giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng lên 480-500 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 2/7, so với 465 – 500 USD/tấn cách đây một tuần.
“Thái Lan đã vào mùa thu hoạch lúa, nhưng nguồn cung trên thị trường không nhiều, có lẽ do sản lượng vụ này không cao”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết.
Nhu cầu đối với gạo Thái Lan tuần này vẫn thấp vì giá cao.
Tại Bangladesh, lũ lụt đã gây thiệt hại trên diện tích khoảng 100.000 ha, ước tính khoảng 362,34 tỷ taka (4,29 tỷ USD), theo thông tin từ Bộ trưởng Nông nghiệp Abdur Razzaque said.
Là nước sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới nhưng Bangladesh thường phải nhập khẩu gạo mỗi khi bị hạn hán hoặc lũ lụt.

Nguồn: VITIC/Reuters, thairiceexporters