Giá cam sành hiện được các thương lái thu mua chỉ ở mức 6.000 – 8.000 đồng/kg, mặc dù đang vào đỉnh điểm mùa nắng nóng nhưng giá cam sành tại ĐBSCL lại tiếp tục giảm mạnh.
Thông thường vào thời điểm nắng nóng gay gắt những loại trái cây có múi như cam sành có giá bán tương đối ổn định. Tuy nhiên, hiện nay mặc dù đang vào đỉnh điểm mùa nắng nóng nhưng giá cam sành tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại tiếp tục giảm mạnh.
Tại tỉnh Hậu Giang, giá cam sành hiện được các thương lái thu mua chỉ ở mức 6.000 đến 8.000 đồng/kg, tùy chất lượng, giảm 3.000 đồng/kg so với cách nay một tuần và giảm gần 7.000 đồng/kg-8.000 đ/kg so với cùng kỳ năm trước.
Theo nhiều nhà vườn, trước đây khoảng đầu tháng 3 đến cuối tháng 5 hàng năm, giá cam sành mùa nghịch rất cao, có thời điểm ở mức 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, 2 năm gần đây thì giá cam sành ngày càng giảm sâu và gặp nhiều khó khăn về đầu ra.
Hiện ĐBSCL có khoảng 30.000ha cam sành, tập trung ở các tỉnh như Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Đồng Tháp. Lâu nay, nhà vườn trồng cam sành tại ĐBSCL chưa có đầu mối bao tiêu ổn định, chủ yếu bán cho thương lái. Do sản lượng hiện nay quá nhiều dẫn đến cung vượt cầu nên cam bị rớt giá. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là các địa phương trong vùng cần phải xem xét để có hướng quy hoạch, chuyển đổi diện tích trồng cam sành sao cho phù hợp.
Cùng với cam sành, giá thanh long và dứa cũng giảm mạnh. Cụ thể, tại Bình Thuận những nông dân trồng thanh long đang đối mặt với khó khăn khi canh tác thanh long nghịch vụ không còn hiệu quả như trước. Giá liên tục giảm mạnh từ 18.000 đồng/kg xuống chỉ còn 12.000 đồng/kg. Thanh long xuất khẩu loại đẹp, thương lái cũng chỉ mua với giá không quá 13.000 đồng/kg. Nguyên nhân được cho là do lượng hàng ở các vựa lớn xuất khẩu đi Trung Quốc tồn kho nhiều, dẫn đến giá thấp; Giá dứa giảm mạnh xuống mức thấp tại Lào Cai. Hiện giá dứa nơi đây giảm còn chưa đầy 2.000 đồng/kg, với mức giá này người trồng dứa phải bù lỗ khoảng 1.000 đồng/kg.
Trong hoạt động xuất khẩu, hiện trái cây dần tiếp cận những thị trường khó tính. Năm 2018, riêng mặt hàng rau quả tỉnh Tiền Giang đã xuất được trên 10.000 tấn, thu về nguồn ngoại tệ đạt trên 17 triệu USD, tăng cả về lượng và trị giá.
Nhiều loại trái cây đặc sản của địa phương như xoài cát Hòa Lộc, thanh long, chôm chôm, vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh... cũng từng bước xâm nhập sâu vào các thị trường khó tính.
Đặc biệt là thanh long với hơn 5.000ha, ngoài xuất sang thị trường Trung Quốc là chủ yếu thì thời gian qua sản phẩm thanh long GAP của HTX Thanh long Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cũng đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ với giá cao hơn tiêu thụ nội địa 10%.
Cùng với thanh long, 100ha vú sữa Lò Rèn của gần 300 hộ nông dân ở các huyện Châu Thành, Cai Lậy và thị xã Cai Lậy đã được cấp mã code để xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Tỉnh Bến Tre hiện có gần 40.000 vườn cây ăn trái chuyên canh với 5 chủng loại trái cây chủ lực như nhãn, bưởi da xanh, măng cụt, chôm chôm, cho sản lượng gần 400.000 tấn/năm. Thời gian qua chính quyền và nông dân địa phương quyết tâm nhân rộng các mô hình GAP, GlobalGAP. Gần đây các loại trái cây đạt tiêu chuẩn đã “cất cánh” sang thị trường khó tính.
Sang năm 2019, nhiều mặt hàng trái cây tươi hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh. ĐBSCL cũng là vùng trọng điểm trồng cây ăn trái chủ lực chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn quả toàn miền Nam. Bên cạnh những mặt đạt được thì vấn đề xuất khẩu trái cây, nhất là sang thị trường khó tính ở hai tỉnh Tiền Giang, Bến Tre cũng như các địa phương vùng ĐBSCL đang gặp một số hạn chế nhất định. Theo ông Nguyễn Thành Vinh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các HTX Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang, tiềm năng xuất khẩu trái cây sang các thị trường lớn và khó tính đang rộng mở. Bà con sản xuất trái cây phải theo chuẩn GAP, bao trái, quản lý sâu bệnh chặt chẽ mới hy vọng xuất khẩu được sang thị trường khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu…
Theo Tổng cục Hải quan, trong tuần cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2019, xuất khẩu trái cây chủ yếu qua cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) với phương thức thanh toán theo giá FOB và được xuất sang các thị trường như: Australia, Trung Quốc đại lục, Đài Loan (TQ), Hàn Quốc…
Tham khảo giá xuất khẩu các loại trái cây tuần từ 22/3 – 4/4/2019

Chủng loại

ĐVT

Đơn giá (USD)

Cảng, cửa khẩu

Xoài cấp đông

Bao

19,65

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Dứa miếng nhỏ đông lạnh

Kg

1

Cảng xanh VIP

Xoài cắt hạt lựu đông lạnh

Kg

2

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Xoài que cấp đông

Bao

43,2

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Hỗn hợp trái cây đông lạnh

Kg

1,54

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Xoài cắt hạt lựu đông lạnh

Kg

2,15

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Xoài đông lạnh (10 kg/carton)

Cara

14,9

Cảng CONT SPITC

Dưa thái lát dọc dầm dấm đóng lọ 500ml

Chai

0,46

Cảng Nam Đình Vũ

Mít sấy khô Vinamit 250gr: 20 gói/ 5.0 kg/ thùng

Kg

8,36

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Mít sấy khô Vinamit

Kg

9,065

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Nước cốt chanh dây nguyên chất

Kg

1,6

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Sầu riêng sấy khô, hàng mới 100%

Bao

61,2

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Nước chanh dây đông lạnh

Tấn

900

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Nước ép chanh dây cô đặc,đông lạnh

Tấn

4800

Công ty CP Phúc Long

Nước dừa đóng hộp (Pure) 12 hộp/carton 330ml/hộp

Cái

0,4

Công ty CP Phúc Long

Nước dừa đóng hộp 500ml

Thùng

7,65

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Nước ép mãng cầu

Thùng

9,5

ICD TRANSIMEX SG

Cơm dừa sấy khô

Kg

1,48

Công ty CP Phúc Long

Sầu riêng Ri6 nguyên trái

Bao

42

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Xoài đông lạnh (cắt 10x10mm; 10kg/ thùng; 1880 thùng).

Tấn

1490

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Thịt sầu riêng đông lạnh

Kg

2

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Xoài cấp đông

Tấn

1620

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Xoài, thanh long. đu đủ cắt vuông đông lạnh

Kg

1,75

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Dưa thái khoanh dầm dấm đóng lọ 900ml

Chai

0,63

Cảng Nam Đình Vũ

Mít sấy (4kg/carton).

Kg

3,66

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Đu đủ đóng lon

Bao

23,3

Cảng CONT SPITC

Khoai lang cắt sợi đông lạnh

Kg

6,8

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Nước cốt chanh dây nguyên chất

Kg

1,6

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Nước ép mãng cầu đông lạnh

Kg

1,5

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Nước dừa đóng hộp 12 hộp/carton

Cái

0,51

Công ty CP Phúc Long

Nước ép gấc đông lạnh (đóng trong thùng phuy thép, hàng xuất khẩu)

Tấn

3862,5

GREEN PORT (HP)

Nuớc dừa đóng hộp (Pure) 1000ml/hộp

Cái

0,94

Cảng ICD Phước Long 3

Nuớc dừa đóng hộp

Cái

0,425

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Nước dừa đóng hộp

Cái

0,95

Công ty CP Phúc Long

Nước ép quả nhàu

Thùng

15,7166

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Nguồn: TCHQ
Trên thế giới, tồn trữ táo tại EU mùa Xuân này ở mức cao kỷ lục. Đầu tháng 3/2019, khối lượng táo tồn trữ của các doanh nghiệp và nông dân khu vực này đạt mức cao nhất trong vòng 12 năm. Theo số liệu kết hợp của Hiệp hội Rau quả Ucraina và Hiệp hội các nhà sản xuất Lê và Táo thế giới (WAPA), con số này là 3,099 triệu tấn, gấp 1,7 lần so với cùng kỳ 2018. Vào đầu mùa Xuân năm ngoái, lượng táo tồn trữ chỉ là 1,781 triệu tấn. Tính tới 1/3/2019, lượng tồn trữ lớn nhất là ở Ba Lan (940.000 tấn, gấp đôi năm ngoái), tiếp đến là Italia (913.000 tấn, gấp 1,8 lần), tiếp theo là Pháp (406.000 tấn, cao hơn 15%). Về chủng loại, tồn trữ nhiều nhất hiện nay là loại táo vàng Golden Delicious, chiếm 27%, tương đương 829.000 tấn, vượt 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thị trường Trung Quốc, giá măng cụt bắt đầu xu hướng giảm. Chợ đầu mối Jiaxing, giá vào khoảng 190 – 225 CNY (28,29 – 33,50 USD)/thùng 9 kg. So với một tuần trước đây, giá đã giảm khá nhiều, mặc dù chất lượng quả hiện nay tốt hơn so với hồi tháng 3 vừa qua. Nguyên nhân giá giảm bởi nguồn cung đang tăng lên. Trước đó, nhiều loại trái cây tại trở nên đắt đỏ hơn trong lễ hội mùa xuân do nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên rất nhiều. Điều này đặc biệt đúng với các sản phẩm có giá trị cao như dâu tây nhà kính, dưa hấu Unicorn Hải Nam và nho không hạt.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet