Điều này đã khiến các hãng rang xay tại châu Âu tạm thời ngưng việc ồ ạt nhập hàng (đảm bảo nguồn cung trước khi không thể nhập cà phê do quy định mới được thi hành), khiến lượng mua sụt giảm mạnh trong tháng này.
Trước đó, các nhà nhập khẩu từ châu Âu – thị trường số 1 của cà phê Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu do lo ngại sau thời điểm 30/12/2024 có nhiều lô hàng không đáp ứng EUDR kéo theo giá cà phê tăng. Ngoài ra, các lô cà phê thí điểm giấy tờ theo tiêu chuẩn EUDR còn được các nhà nhập khẩu trả giá cao hơn nên khi EUDR bị hoãn, nhà mua hàng đã đàm phán lại giá.
Kể từ khi EU có ý định hoãn việc thực hiện EUDR trong tháng 9/2024, xuất khẩu cà phê vào EU đã giảm mạnh.
Theo tính toán từ số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 9/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt 19.000 tấn, trị giá hơn 102,8 triệu USD; giảm 40% về lượng và giảm 35% về giá trị so với tháng trước đó; song so với cùng kỳ năm ngoái vẫn tăng 28% về lượng và tăng 135,6% về giá trị. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt khoảng 440 nghìn tấn, trị giá 1.641,8 triệu USD, giảm 8% về lượng song tăng 48% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam sang EU chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng 9 và chiếm 36% trong 9 tháng đầu nă
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang EU trong tháng 9/2024 đạt 5.585,8 USD/tấn, tăng 5,8% so với tháng 8/2024 và tăng 69% so với tháng 9/2023. Trong 9 tháng đầu năm, mức giá xuất khẩu bình quân đạt 3.896 USD/tấn, tăng 56% so với cùng kỳ 2023.
So với tháng 8/2020, giá cà phê hiện đã tăng gấp hơn 3 lần.
Việt Nam đã chính thức bước vào thu hoạch cà phê từ tháng 10/2024 và sẽ thu hoạch rộ trong tháng 11/2024 và tháng 12/2024, một số vùng kéo dài đến tháng 1/2025. Việt Nam vào mùa, bổ sung nguồn cung cà phê cho thị trường cũng là một trong những yếu tố khiến giá cà phê hạ nhiệt.
Trong các nguồn cung cà phê chính trên thế giới, chỉ có Việt Nam là mất mùa niên vụ qua với mức sụt giảm hơn 2 con số. Ngoài ra, dự báo niên vụ tới sản lượng cà phê của Việt Nam vẫn tiếp tục giảm do ảnh hưởng khô hạn đầu năm và diện tích trồng thu hẹp khi nông dân chọn các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2023-2024 ước giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,47 triệu tấn, thấp nhất trong 4 năm, đặt áp lực lên nguồn cung Robusta trên thị trường thế giới.
Từ ngày 1/10/2024, Việt Nam đã vào vụ cà phê mới, có rất nhiều nhà vườn, nhiều đại lý thậm chí nhà xuất khẩu đều bán được ít hàng. Nguyên nhân chính là do giao dịch trên thị trường trong nước trầm lắng do giá cà phê trên sàn kỳ hạn giảm quá nhanh (tính từ ngày 1/10/2024 - 25/10/2024 giảm khoảng 800 USD/tấn). Giá cà phê trên sàn kỳ hạn giảm nhanh quá đã ảnh hưởng đến giá cà phê trong nước, do vậy nhu cầu mua chững lại. Thứ hai, thời gian vừa qua vận chuyển cà phê Việt Nam qua châu Âu ( nơi nhập khẩu cà phê Robusta của Việt Nam nhiều nhất) bị chặn ở Biển Đỏ. Thứ ba, quan trọng hơn là Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU. Việc hoãn chưa áp dụng EUDR khiến các nhà nhập khẩu cà phê sau khi nhập ồ ạt, nay lại tích cực bán ra khiến gía cà phê bị giảm. Thứ tư, các quỹ đầu cơ bán ra do USD tăng giá.
Cơ cấu thị trường thành viên theo kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 9/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường EU giảm mạnh. Xuất khẩu cà phê sang Đức giảm 81% so với tháng liền trước. Xuất khẩu sang Thụy Điển giảm 90%, xuất sang Cộng hòa Séc và Romania giảm 80% so với tháng liền trước.
Tây Ba Nha nổi lên là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong tháng này. Xuất khẩu cà phê sang Tây Ba Nha đạt 34,1 triệu USD (tương đương 5,7 nghìn tấn), tăng 5,5% về giá trị và tăng 6% về khối lượng so với tháng 8/2024 và tăng 83,28% về khối lượng và 179,62% về giá trị so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU. Giá xuất khẩu đạt trung bình 5909,8 USD/tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê sang nước này đạt 83,236 nghìn tấn, trị giá đạt 339,3 triệu USD, tăng 20,48% về lượng và tăng 88,15% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê xuất trong thời gian này đạt trung bình 4076 USD/tấn, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ hai là Italya với 22,1 triệu USD (tương đương 4,3 nghìn tấn), giảm 38% về giá trị và tăng 46% về khối lượng so với tháng 8/2024 và tăng 10% về khối lượng và 125,15% về giá trị so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU. Giá xuất khẩu đạt trung bình 5136 USD/tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê sang nước này đạt 103,392 nghìn tấn, trị giá đạt 353,4 triệu USD, giảm 12,27% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê xuất trong thời gian này đạt trung bình 3418 USD/tấn, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ ba là Ba Lan với 8,95 triệu USD (tương đương 1 nghìn tấn), tăng 52% về giá trị và tăng 46% về khối lượng so với tháng 8/2024 và tăng 51% về khối lượng và 52% về giá trị so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU. Giá xuất khẩu đạt trung bình 8798 USD/tấn, tăng 0,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê sang nước này đạt 9,119 nghìn tấn, trị giá đạt 57,6 triệu USD, giảm 21% về lượng nhưng tăng 50% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê xuất trong thời gian này đạt trung bình 6326 USD/tấn, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang riêng thị trường Ba Lan tăng mạnh 53% với giá xuất cao kỷ lục tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái.
 

Nguồn: VITIC