Mặc dù có sự gia tăng, nhưng Ấn Độ đã không đạt được mục tiêu xuất khẩu thủy sản 8,8 tỷ USD (EUR) trong năm nay.
Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ, đạt 2,63 tỷ USD (2,41 tỷ EUR), giảm 21,9% do nhu cầu giảm. Trung Quốc tăng 51,9% về khối lượng lên 405.547 tấn và 28,4% về giá trị đạt 1,51 tỷ USD (1,38 tỷ EUR) và Liên minh châu Âu vẫn là thị trường lớn thứ ba của Ấn Độ với 207.976 tấn trị giá xuất khẩu 1,26 tỷ USD (1,15 tỷ EUR).
Xuất khẩu tôm của Ấn Độ giảm xuống 5,48 tỷ USD (5,02 tỷ EUR), giảm 6% so với năm tài chính 2021-2022. Tôm thẻ chân trắng đông lạnh chiếm 41% tổng xuất khẩu, với các thị trường hàng đầu bao gồm Mỹ 275.662 tấn, Trung Quốc 145.743 tấn, Liên minh châu Âu 95.377 tấn, Đông Nam Á 65.466 tấn, Nhật Bản 40.975 tấn và Trung Đông 31.647 tấn.
Tôm đông lạnh vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính cả về số lượng và giá trị, trong khi Mỹ và Trung Quốc là những nhà nhập khẩu thủy sản lớn của Ấn Độ.
Tôm thẻ chân trắng chiếm 96% tổng sản lượng tôm của Ấn Độ, doanh số bán tôm sú tăng 55% so với năm 2022-2023. Xuất khẩu cá rô phi cũng tăng 16%; và bạch tuộc đông lạnh, các sản phẩm đóng hộp, tôm hùm đông lạnh và hàng xuất khẩu sống đều có mức tăng đáng kể về khối lượng và giá trị xuất khẩu so với năm ngoái.
Xuất khẩu cá đông lạnh của Ấn Độ tăng, chiếm 21,2% trong tổngkhối lượng, tăng 62,6% so với năm trước và chiếm 8,5% trong tổng giá trị, tăng 45,7%.
Nhu cầu đối với surimi của Ấn Độ đã giảm đáng kể, nhu cầu từ Nhật Bản, thị trường chính của surimi đã giảm rất mạnh và kết quả là Nhật Bản không còn được coi là thị trường chính của hải sản Ấn Độ.Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu thủy sản năm nay là tích cực, dựa trên ưu tiên của chính phủ Ấn Độ đối với thị trường thủy sản như một động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nước.

Nguồn: Vinanet/VITIC/seafoodsource.com