Thông báo có thể được công bố trong tháng 4 này. Theo một nhà chức trách Chính phủ nước này cho biết, sản lượng đường dự báo đạt mức cao kỷ lục nhưng tồn kho đang cạn kiệt nhanh do xuất khẩu. Xuất khẩu không được kiểm soát có thể gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nội địa trong mùa lễ hội. Chính phủ đã có kế hoạch đặt hạn ngạch xuất khẩu 8 triệu tấn đường, và có khả năng sẽ áp thuế xuất khẩu để không khuyến kích xuất khẩu.
Hạn ngạch xuất khẩu 8 triệu tấn đường cho năm tiếp thị kéo dài đến cuối tháng 9/2022 có thể dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu từ tháng 5 do các nhà máy đã ký hợp đồng xuất khẩu 7 triệu tấn đường tính tới nay.
Dựa trên các hợp đồng ký tháng 3/2022 với lượng xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn, các đại lý ước tính nhà máy có thể ký hợp đồng khoảng 1 triệu tấn trong tháng 4/2022, sau khi giá đường trắng tăng vọt lên mức cao nhất trong 5 năm. Sản lượng giảm tại Brazil và giá dầu tăng, khuyến khích các nhà máy tăng sản xuất ethanol từ mía, càng đẩy giá đường thế giới tăng. Các lệnh hạn chế xuất khẩu từ Ấn Độ - nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, có thể đẩy giá đường tăng.
Các dự báo trước đó ước tính tồn kho đường nội địa tại Ấn Độ tính tới ngày 1/10 có thể giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm, xuống 6,8 triệu tấn do xuất khẩu cao kỷ lục, nhưng các dự báo này hiện đang trở nên lạc quan hơn sau khi giá đường thế giới tăng. Chính phủ Ấn Độ dự tính bắt đầu niên vụ mới với tồn kho đầu kỳ ở mức 6 – 7 triệu tấn, đủ để đáp ứng nhu cầu quý tới hết tháng 12/2022.
Nhu cầu đường thường tăng vọt trong quý cuối năm do các lễ cưới và mùa lễ hội như Diwali and Dussehra. Việc hạn chế xuất khẩu đường này là lần đầu tiên kể từ khi Ấn Độ áp thuế 20% kể từ năm 2016.
Việc xuất khẩu bùng nổ lên hơn 14 triệu tấn trong hơn 2 năm qua khiến chính phủ Ấn Độ chuyển ưu tiên sang sản xuất đường để đáp ứng đủ nhu cầu nội địa.
Theo một nhà hoạch định chính sách, chính sách của Chính phủ rất rõ ràng. Sản xuất đủ đường để đáp ứng nhu cầu nội địa và sản xuất nhiều ethanol nhất có thể từ phần mía đường thặng dư còn lại.
Chính phủ cũng lo ngại về lạm phát lương thực do giá hàng hóa thiết yếu như dầu ăn và ngũ cốc đang tăng trong bối cảnh xung đột Nga Ukraine. Trước đây, chính phủ từng phải nhập khẩu đường với giá cao sau khi xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters