Hợp đồng dầu cọ giao tháng 3/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 52 ringgit, tương đương 1,32% lên 3.981 ringgit/tấn (897,83 USD). Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này chốt ở 3.883 ringgit (876,13 USD)/tấn. Giá rời bỏ mức tăng ban đầu do dữ liệu cho thấy nhu cầu xuất khẩu suy yếu trong tháng 12.
Cơ quan khảo sát hàng hóa ITS cho biết, xuất khẩu từ Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 12/2022 đã giảm 4% so với tháng trước xuống còn 952.592 tấn.
Thời tiết ẩm ướt tại Malaysia sẽ phổ biến cho đến cuối tháng 12/2022, làm tăng nguy cơ lũ lụt và làm gián đoạn nguồn cung trong thời gian tới, theo báo cáo của Refinitiv Agricultural Research.
Giá dầu tăng trong đầu phiên giao dịch, được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu và kế hoạch bổ sung Dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ (SPR), nhưng mức tăng bị giới hạn do không chắc chắn về ảnh hưởng của các ca nhiễm Covid-19 gia tăng ở Trung Quốc.
Giá dầu thô kỳ hạn mạnh hơn khiến cọ trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn cho nguyên liệu dầu diesel sinh học.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,2% còn giá dầu cọ tăng 1%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,4%. Thời điểm nghỉ giữa ngày, trên sàn Đại Liên giá dầu đậu tương giảm 0,6%, giá dầu cọ giảm 0,9%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago giảm 0,4%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters