Hợp đồng dầu cọ giao tháng 6 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch giảm 26 ringgit, tương đương 0,44% xuống 5.886 ringgit (1.395,61 USD)/tấn, phiên giảm thứ hai liên tiếp. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 5.808 ringgit (1.377,45 USD)/tấn.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters hôm đầu tuần (04/4), dự báo sản lượng dầu cọ trong tháng 3/2022 tăng 16,4% so với tháng trước lên 1,32 triệu tấn, nhưng bù lại xuất khẩu cũng tăng mạnh hơn. Tồn kho cuối tháng được dự kiến ở mức 1,53 triệu tấn, tăng 0,5%. Sản lượng tăng khiến tăng lượng hàng tồn kho, gây áp lực lên giá.
Anilkumar Bagani, trưởng nhóm nghiên cứu của Sunvin Group, cho biết MPOA ước tính sản lượng dầu cọ trong tháng 3/2022 tăng 19% lên 1,35 triệu tấn, cao hơn ước tính của thị trường và có thể gây áp lực bán ra nếu tồn kho tăng.
Hiệp hội Dầu cọ Malaysia dự kiến sẽ công bố số liệu chính thức vào thứ 2 tuần tới (11/4).
Giá dầu thô yếu khiến cọ trở thành lựa chọn kém hấp dẫn hơn đối với nguyên liệu dầu diesel sinh học.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,3%, giá dầu cọ tăng 0,92%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,4%. Thời điểm nghỉ giữa ngày, giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên tăng 0,8% còn dầu cọ tăng 0,4%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago tăng 0,01%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết, giá dầu cọ có thể ở trong ngưỡng 5.606 – 5.744 ringgit/tấn, do nó bật lên từ mức thấp nhất 5.477 ringgit/tấn phiên 01/4.