Hợp đồng dầu cọ giao tháng 8/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 45 ringgit, tương đương 0,7% lên 6.498 ringgit (1.478,5 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 6.487 ringgit/tấn.
Indonesia đã điều chỉnh thuế xuất khẩu dầu cọ của mình nhưng không cho biết chi tiết. Nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới này đã cấp phép xuất khẩu cho khoảng 302.000 tấn dầu cọ kể từ khi mặt hàng này được xuất khẩu trở lại.
Indonesia hiện áp dụng mức thuế tối đa 375 USD/tấn đối với xuất khẩu dầu cọ thô và dự kiến sẽ thay đổi xuống mức tối đa là 200 USD/tấn.
Theo một cuộc khảo sát của Reuters, dự trữ dầu cọ của Malaysia cuối tháng 5/2022 có thể giảm 6% so với tháng 4/2022 xuống còn 1,54 triệu tấn do sản lượng thấp trong khi xuất khẩu tăng đột biến.
Paramalingam Supramaniam, Giám đốc Công ty môi giới Pelindung Bestari có trụ sở tại Selangor, cho biết dự trữ dầu cọ của Malaysia giảm và việc xuất khẩu từ Indonesia trở lại chậm đã hỗ trợ giá cọ. Ngoài ra, giá đậu tương và dầu thô tăng cũng góp phần tác động.
Xuất khẩu dầu cọ của Ấn Độ trong tháng 5/2022 đạt mức cao nhất 7 tháng và tăng 15% so với tháng trước đó do nước này thay thế nguồn cung ứng từ Malaysia, Thái Lan và Papua New Guinea khi Indonesia hạn chế xuất khẩu.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,5%, giá dầu cọ tăng 0,6%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,2%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.