Hợp đồng dầu cọ giao tháng 5 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 168 ringgit, tương đương 2,8% lên 6.150 ringgit/tấn. Đây là phiên tăng thứ 6 liên tiếp trong đợt hồi phục dài nhất kể từ giữa tháng 3/2021. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này đã ở mức 6.240 ringgit/tấn. Hợp đồng giao ngay ở mức cao kỷ lục là 6.790 ringgit/tấn.
Tại Malaysia, nguồn cung dầu cọ thắt chặt làm nền tảng cho thị trường khi các ước tính trong tháng 2/2022 chỉ ra rằng xuất khẩu tăng mạnh khi sản lượng bị đình trệ.
Sự không chắc chắn về nguồn cung dầu hướng dương do căng thẳng Nga – Ukraina đang thúc đẩy nhu cầu đối với dầu cọ và dầu đậu tương, khiến thị trường dầu thực vật nóng lên.
Giá dầu thô lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 USD/thùng kể từ năm 2014 đã khiến cọ trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn làm nguyên liệu cho dầu diesel sinh học.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 3,2%, giá dầu cọ tăng 2,6%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 1,8%. Thời điểm nghỉ giữa ngày, giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên tăng 3,4% còn dầu cọ tăng 3,2%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago tăng 2,7%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters