Gạo nguyên liệu IR 504 hè thu ổn định ở mức 8.650 – 8.700 đồng/kg, loại gạo thành phẩm IR 504 hè thu 10.300 đồng/kg; tấm 1 IR 504 hè thu 8.000 – 8.100 đồng/kg và cám vàng 5.600 đồng/kg.
Giá lúa gạo tại An Giang ngày 3/8/2020
ĐVT: đồng/kg

Tên mặt hàng

Ngày 3/8/2020

Ngày 30/7/2020

Thay đổi

Lúa tươi

 

 

 

- Nếp vỏ tươi

5.400 - 5.500

5.200 - 5.400

Tăng 100 -200

- Lúa Jasmine

5.800 - 6.000

5.800 - 6.000

0

- Lúa IR 50404

5.400 - 5.600

5.350 - 5.500

Tăng 50 -100

- Lúa OM 9577

5.700 - 5.800

5.600

Tăng 100 – 200

- Lúa OM 9582

5.700 - 5.800

5.620

Tăng 80 -180

- Lúa Đài thơm 8

5.900 - 6.100

5.850 - 6.000

Tăng 50 - 100

- Lúa OM 5451

5.500 - 5.700

5.500 - 5.700

0

- Lúa Nàng Hoa 9

5.700 - 6.100

5.600

Tăng 100 – 500

- Lúa OM 4218

5.600

5.600

0

- Lúa OM 6976

5.500 - 5.700

5.500 - 5.600

Tăng 100

- Lúa Nhật

7.000 - 7.500

7.000 - 7.500

0

Lúa khô

 

 

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

10.000

10.000

0

- Lúa IR 50404 (khô)

6.000

5.800 - 6.000

0

- Nếp ruột

13.000 - 14.000

13.000 - 14.000

0

- Gạo thường

10.800 - 11.500

10.800 - 11.500

0

- Gạo Nàng Nhen

16.000

16.000

0

- Gạo thơm thái hạt dài

18.000 - 19.000

18.000 - 19.000

0

- Gạo thơm Jasmine

14.500 - 15.500

14.600 - 15.500

0

- Gạo Hương Lài

19.200

19.200

0

- Gạo trắng thông dụng

11.500

11.500

0

- Gạo Sóc thường

14.500

14.500

0

- Gạo thơm Đài Loan trong

21.200

21.200

0

- Gạo Nàng Hoa

15.500

16.500

Giảm 1.000

- Gạo Sóc Thái

17.500

18.500

Giảm 1.000

- Tấm thường

12.500

11.500

tăng 1.000

- Tấm thơm

13.500

12.500

tăng 1.000

- Tấm lài

10.500

10.500

0

- Gạo Nhật

22.500

22.500

0

- Cám

6.000 - 6.200

6.000 - 6.200

0

Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 được đánh giá là tạo ra các lợi thế cạnh tranh lớn cho các mặt hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt là hàng thuỷ sản và lúa gạo xuất khẩu.
Theo thỏa tuận tại Hiệp định EVFTA, mỗi năm Việt Nam được xuất khẩu 80.000 tấn gạo miễn thuế sang thị trường EU. EU sẽ đưa thuế suất của gạo về 0% sau 3-5 năm. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp, không chỉ về giá trị kim ngạch xuất khẩu, mà còn là cơ hội để Việt Nam nâng giá trị của sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường EU và trên thế giới.
Để đón bắt cơ hội do EVFTA mang lại, các doanh nghiệp cần tập trung về mặt chất lượng cho gạo xuất khẩu, tức là Việt Nam chuyển từ giai đoạn xuất khẩu nhiều về số lượng sang giai đoạn xuất khẩu ít nhưng giá trị kim ngạch ngoại tệ thu về cao hơn.
Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra hạn ngạch cụ thể cho gạo và nông sản của Việt Nam theo từng giai đoạn, nhằm tránh dồn ứ mặt hàng này trên thị trường. Ngày 15/7/2020, EC công bố hạn ngạch nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông nghiệp và gạo của Việt Nam theo thỏa thuận của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA.
Với mặt hàng gạo, EC đưa ra hạn mức hằng năm là 80.000 tấn, trong đó có 20.000 tấn gạo chưa xay xát, 30.000 tấn gạo xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Hạn mức số gạo trên được chia ra từng giai đoạn trong năm. Cụ thể, gạo chưa xay xát từ ngày 1-1 tới 31-3 là 10.000 tấn; từ 1-4 tới 30-6 là 5.000 tấn; từ 1-7 tới 30-9 là 5.000 tấn.
Với gạo thơm, hạn ngạch từ ngày 1-1 tới ngày 31-3 là 15.000 tấn; từ ngày 1-4 tới ngày 30-6 là 7.500 tấn và từ 1-7 tới ngày 30-9 là 7.500 tấn.
Theo cam kết, EVFTA đưa hạn ngạch cho gạo Việt Nam xuất vào thị trường EU là 80.000 tấn/năm và áp dụng thuế xuất tuyệt đối là 175 euro/tấn với gạo tấm, 211 euro/tấn với thóc, còn đối với gạo tấm cam kết sẽ xóa bỏ thuế trong 5 năm.
Tuy nhiên, hiện gạo của Việt Nam đang phải đối diện với sự cạnh tranh rất lớn đến từ các đối thủ như Thái Lan, Mỹ, Australia, đây là những quốc gia được phân bổ hạn ngạch thuế quan lớn. Ngoài ra còn có Campuchia và Myanma là 2 quốc gia được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch.

Nguồn: VITIC