Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 3/11/2023
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 3/11/2023 ghi nhận mức tăng cao nhất 2.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 52.000 - 53.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi tăng 2.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Yên Bái lên mức 53.000 đồng/kg.
Cùng ghi nhận mức 53.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Phú Thọ, Hà Nam cùng điều chỉnh tăng một giá so với ngày trước đó. Còn tại Lào Cai, Ninh Bình, giá heo hơi cùng lên mức 52.000 đồng/kg sau khi điều chỉnh tăng một giá. Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động mới về giá và dao động quanh mức 52.000 – 53.000 đồng/kg.

Giá heo hơi mới nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Tại khu vực này, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ tại một vài địa phương và dao động trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, thương lái tại Quảng Ngãi đang thu mua heo hơi ở mức 53.000 đồng/kg, ngang bằng với Thanh Hóa. Đây cũng là mức giá cao nhất khu vực.
Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động mới về giá, trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Ninh Thuận. Các địa phương còn lại trong khu vực ghi nhận giá heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg.

Giá heo hơi miền Nam hôm nay 3/11/2023
Tại khu vực phía Nam, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ tại một vài địa phương và dao động trong khoảng 50.000 - 54.000 đồng/kg. Theo đó, tại tỉnh Bình Dương, sau khi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, thương lái tại địa phương này thu mua heo hơi lên mức 51.000 đồng/kg. Cùng mức tăng trên, giá heo hơi tại Kiên Giang và Bạc Liêu được nâng lên chung mức 53.000 đồng/kg.
Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động mới về giá, trong đó, mức giá cao nhất khu vực 54.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cà Mau. Mức giá thấp nhất khu vực 50.000 đồng/kg được ghi nhận tại An Giang.

Biến động tăng/giảm giá heo hơi ngày 3/11/2023 tại các khu vực

Giá heo hơi hôm nay ngày 3/11/2023: Tăng cao nhất 2.000 đồng/kg

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hàng năm ngành chăn nuôi đóng góp 25 – 26% vào GDP của ngành nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất, kể cả trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Trong 10 năm qua, duy trì mức tăng trưởng từ 4,5 đến 6%. Do vậy, đã từ lâu, ngành chăn nuôi được xác định là một ngành chủ lực, cần phải chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn.
Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính.
Thực tiễn cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang tác động đến môi trường. Nếu chất thải chăn nuôi không được kiểm soát tốt sẽ phát thải gần 15 triệu tấn CO2 mỗi năm. Vì vậy, chăn nuôi thời gian tới cần phát triển theo quy mô công nghiệp, năng suất cao và sản lượng lớn, đồng thời khuyến khích chăn nuôi hộ phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa và chăn nuôi hữu cơ theo mô hình kinh tế tuần hoàn, xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư thuận lợi cho xử lý môi trường và kiểm soát dịch bệnh.

Nguồn: congthuong.vn