Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Thái Bình giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 51.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hưng Yên giá heo hơi đang ở mức cao nhất toàn miền 51.000 đồng/kg. Tại tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Nguyên được thu mua với mức 50.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Yên Bái, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định giá heo ở mức thấp hơn 49.000 đồng/kg. Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 49.000 - 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi giá heo hơi ở mức cao nhất toàn miền 52.000 đồng/kg. Các địa phương như Thanh Hóa, Quảng Bình, Khánh Hòa, Bình Định, Lâm Đồng, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Ninh Thuận giá heo đạt mức 48.000 - 49.000 đồng/kg. Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 48.000 - 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Sóc Trăng giá heo hơi báo tăng 1.000 đồng/kg lên 51.000 đồng/kg. Ti tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau, Vĩnh Long, Bạc Liêu giá heo hơi đi ngang, hiện được thu mua với mức 52.000 đồng/kg. Tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Trà Vinh, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang giá heo hơi ở mức 50.000 - 51.000 đồng/kg. Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Quý I/2023, sản lượng thịt heo hơi ước đạt 1.192 nghìn tấn, tăng 7,5%
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 3 tháng đầu năm 2023, dù dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt nhưng chăn nuôi heo gặp khó khăn do giá bán thịt hơi vẫn ở mức thấp trong khi giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi tăng cao. Chăn nuôi gia cầm trên cả nước phát triển ổn định. Giá trị sản xuất quý I tăng khoảng 4,69%, chiếm 35,2% tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp chung, với sản lượng thịt hơi các loại chính đạt trên 1,9 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, đàn trâu ước giảm khoảng 2,4%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 32,8 nghìn tấn, giảm 2,4%. Đàn bò ước tăng khoảng 1,9%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 130,5 nghìn tấn, tăng 2,8%; sữa bò tươi đạt 323,5 nghìn tấn, tăng 8,6%.
Đàn heo ước tăng 6,2%, sản lượng thịt heo hơi ước đạt 1.192 nghìn tấn, tăng 7,5%. Đàn gia cầm ước tăng 2,4%; sản lượng thịt ước đạt 563,2 nghìn tấn, tăng 4,2%; trứng ước đạt 4,7 tỷ quả, tăng 4,5%.
Tại thời điểm ngày 24/3, cả nước không có dịch tai xanh và cúm gia cầm; có 6 ổ dịch lở mồm long móng tại 2 tỉnh Cao Bằng và Sơn La; có 21 ổ dịch tả heo châu Phi tại 16 tỉnh, thành phố và 3 ổ dịch viêm da nổi cục tại Quảng Ngãi và Long An chưa qua 21 ngày. Ba tháng đầu năm, gia súc, gia cầm đã chết và tiêu hủy 9.754 con.
Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm. Tăng cường chỉ đạo nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAP trên các đối tượng vật nuôi, nhất là đối với chăn nuôi heo.
Bên cạnh đó, triển khai các kênh theo dõi sát diễn biến thị trường nguyên liệu, nguồn cung và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi để có biện pháp chỉ đạo kịp thời tránh tình trạng tăng đột biến về giá cả. Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (ngô, sắn), tập trung vào một số khu vực có tiềm năng như Tây Nguyên, miền núi phía Bắc. Cùng với đó, theo dõi tình hình dịch bệnh ở các địa phương, đặc biệt đối với bệnh nguy hiểm như: lở mồm long móng, dịch tả heo châu Phi, viêm da nổi cục,… Xây dựng bản đồ dịch tễ của các bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm để làm căn cứ chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh.

Nguồn: tieudung.vn