Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, tại Cần Thơ, giá lúa OM 4218 tăng 100 đồng/kg lên 7.400 đồng/kg; các loại khác vẫn ổn định như IR 50404 là 6.800 đồng/kg, Jasmine là 7.600 đồng/kg.
Giá lúa tại Sóc Trăng như: ST 24 là 8.200 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; nhưng OM 4900 là 6.900 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg, Đài thơm 8 là 8.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Giá lúa tại Tiền Giang tăng ở một số loại như: IR 50404 là 6.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; riêng lúa OC10 tăng 200 đồng/kg ở mức 6.800 đồng/kg. Còn Jasmine ổn định ở mức 7.200 đồng/kg.
Tại Kiên Giang, lúa IR 50404 ở mức 6.500 đồng/kg; OM 5451 là 6.700 đồng/kg; Jasmine là 7.000 đồng/kg.
Còn tại An Giang, tuần qua một số loại lúa giảm giá. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa OM 18 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức từ 6.500 – 6.500 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; Đài thơm 8 từ 6.600 – 6.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; OM 5451 từ 6.300 – 6.500 đồng/kg; Nàng hoa 9 từ 6.600 – 6.800 đồng/kg; IR 50404 từ 6.200 - 6.400 đồng/kg.
Giá lúa nếp vẫn duy trì ổn định, tại An Giang có giá từ 6.000 – 6.200 đồng/kg; nếp Long An từ 6.600 – 6.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Đến cuối tháng 4, tỉnh Kiên Giang đã gieo sạ khoảng 111.740 ha, đạt 40% kế hoạch lúa Hè Thu. Ngành nông nghiệp tỉnh đã có khuyến cáo cơ cấu giống cho sản xuất vụ lúa Hè Thu. Tỉnh dự kiến hoàn thành xuống giống vụ lúa Hè Thu vào trung tuần tháng 6/2023.
Các công ty, doanh nghiệp tổ chức sản xuất cánh đồng lớn gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm với nông dân khoảng 71.700 ha trong sản xuất vụ lúa Hè Thu này.
Kiên Giang xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn, áp dụng truy xuất nguồn gốc và thí điểm mô hình "Nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo". Hướng dẫn, tư vấn cấp mã số vùng trồng lúa chủ lực phục vụ cho sản phẩm tiêu thụ tại các thị trường như: Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ít, các kho nghỉ lễ sớm, giá gạo bình ổn. Thị trường lúa mới giao dịch chậm. Hiện thu hoạch lúa Hè thu tại các địa phương đã đi vào cuối vụ, nguồn cung thấp đẩy giá lúa gạo neo cao.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ngày 22 tháng 4 năm 2023 dao động khoảng 483-487 USD/tấn; gạo Jasmine ở mức 553-557 USD/tấn.
Các doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long cho biết, nguồn cung ngày càng thắt chặt do vụ thu hoạch chính trong năm sắp kết thúc và vụ thu hoạch tiếp theo sẽ đến vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo thuận lợi, các thương nhân đã tăng lượng mua hàng từ nông dân với dự đoán nhu cầu cao hơn từ thị trường nước ngoài. Tính đến ngày 15/4, Việt Nam xuất khẩu 2,37 triệu tấn gạo trong năm nay, tăng 33,7% so với một năm trước đó.
Nhìn chung về thị trường xuất khẩu gạo năm nay, nguồn cung thấp hơn nhu cầu nên đầu ra thuận lợi. Vấn đề của ngành gạo năm nay là khâu sản xuất và liên kết sản xuất sao cho có các chủng loại gạo phù hợp với nhu cầu thị trường, ông Nguyễn Ngọc Nam cho hay.
Tuần qua, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức từ 495-500 USD/tấn trong phiên 27/4, không thay đổi so với một tuần trước.
Tuy nhiên, các thương nhân đã tăng lượng mua hàng từ nông dân với dự đoán nhu cầu cao hơn từ thị trường nước ngoài. Tính đến ngày 15/4, Việt Nam xuất khẩu 2,37 triệu tấn gạo trong năm nay, tăng 33,7% so với một năm trước đó.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tháng, nhờ sự gia tăng lượng đơn đặt hàng và tình trạng cạn kiệt nguồn cung khi mùa thu hoạch sắp kết thúc. Còn giá gạo của Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đã giảm tuần thứ hai xuống mức thấp hồi giữa tháng Một.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức từ 490-495 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tuần tính đến ngày 3/2. Tuần trước, giá mặt hàng này được niêm yết ở mức 480 USD/tấn.
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được bán với mức giá từ 378-382 USD/tấn trong tuần này, giảm so với mức 382-388 USD/tấn của tuần trước và chạm mức thấp nhất kể từ ngày 13/1.

Nguồn: VITIC/Baocongthuong/TTXVN