Dầu thực vật
Hợp đồng dầu cọ giao tháng 12/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch sáng nay tăng 54 ringgit, tương đương 1,48% lên 3.692 ringgit (780,55 USD)/tấn, sau khi tăng gần 2,5% phiên trước đó. Giờ nghỉ trưa, hợp đồng này ở mức 3.684 ringgit (778,69 USD)/tấn. Hồi đầu tuần, hợp đồng này đã chạm mức thấp nhất kể từ ngày 23/6 ở 3.520 ringgit/tấn.
Hôm nay 13/10, Indonesia – nước xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới - đã triển khai sàn giao dịch dầu cọ thô mới, tuy nhiên không bắt buộc phải giao dịch qua sàn này. Hầu hết các nhà xuất khẩu dầu cọ Indonesia hiện tiến hành bán hàng trực tiếp với người mua mà không thông qua sàn giao dịch.
Trước đây, các nhà chức trách ở quốc gia Đông Nam Á này đã lên kế hoạch bắt buộc tất cả hàng xuất khẩu dầu cọ thô đều phải thông qua sàn giao dịch, nhằm thúc đẩy giá dầu cọ toàn cầu và tạo ra các tiêu chuẩn tương tự như ở Kuala Lumpur và Rotterdam. Tuy nhiên, hiện tại quy định này đã thay đổi.
Sàn giao dịch hàng hoá và phái sinh Indonesia (ICDX) đã được chỉ định làm sàn giao dịch và các giao dịch được niêm yết bằng đồng rupiah.
Dự đoán Jakarta sẽ ủy quyền xuất khẩu, người bán Indonesia đổ xô dọn hàng tồn kho. Tuy nhiên, với kịch bản hiện tại, khó có khả năng lực bán sẽ mạnh mẽ để hỗ trợ giá.
Dữ liệu từ các nhà khảo sát hàng hoá cho thấy, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 10 ngày đầu tháng 10/2023 đã tăng 12,5 – 29,6% so với một tháng trước đó.
Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,62%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Đồng ringgit của Malaysia giảm 0,42% so với đồng USD. Đồng ringgit suy yếu khiến dầu cọ trở nên rẻ hơn đối với các khách mua nước ngoài.
Nguồn cung dầu hướng dương giá rẻ từ Nga và Ukraine đang gây áp lực giảm lên giá dầu cọ, khi hai nhà sản xuất hàng đầu tận dụng sự mất giá của đồng tiền để giành thị phần lớn hơn trên thị trường dầu thực vật.
Theo dữ liệu từ Uỷ ban Dầu cọ Malaysia (MPOB), dự trữ dầu cọ của nước này vào cuối tháng 9/2023 đã tăng 9,6% lên mức cao nhất trong 11 tháng, đạt 2,31 triệu tấn.
Đường
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2024 trên sàn ICE trong phiên sáng nay giảm 0,05 cent, tương đương 0,2% ở mức 26,35 US cent/lb. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2023 trên sàn London tăng 1,9 USD, tương đương 0,3% lên ở 711,2 USD/tấn.
Nhà sản xuất đường lớn nhất châu Âu, SuedzuckerSZUG.DE, đã tăng hơn gấp đôi lợi nhuận hàng quý, do giá đường cao bù đắp cho chi phí năng lượng và nguyên liệu thô tăng, đồng thời nâng dự báo thu nhập cả năm.
Suedzucker đã nâng dự báo lợi nhuận hoạt động của Tập đoàn cả năm 2023/24 lên từ 900 triệu - 1 tỷ euro, tăng so với dự báo trước đó là từ 850 - 950 triệu euro và so với 704 triệu vào năm trước.
Nguồn cung thế giới thắt chặt đã khiến giá đường kỳ hạn SBc1 toàn cầu tăng vọt lên mức cao nhất 12 năm trong tháng 10. Dữ liệu của Ủy ban châu Âu cho thấy, giá đường của EU đã tăng lên khoảng 819 euro/tấn vào tháng 8/2023, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ đường hàng đầu thế giới. Bộ Nông nghiệp nước này giữ nguyên dự báo nhập khẩu đường niên vụ 2023/24 của cả nước không đổi ở mức 5 triệu tấn, tăng so với mức 3,8 triệu tấn ước tính trong vụ 2022/23.
USDA cắt giảm dự báo về sản lượng đường của Mỹ và cho biết nhập khẩu đường cao cấp đang ở mức kỷ lục.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters