Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

14/10

18/10

19/10

Đăk Lăk (Ea H'leo)

40.500

40.500

40.500

Gia Lai (Chư Sê)

39.500

40.000

40.000

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

40.500

40.500

40.500

Bà Rịa - Vũng Tàu

41.500

42.000

42.000

Bình Phước

41.000

41.000

41.000

Đồng Nai

40.000

40.000

40.000

                                                                     Tintaynguyen

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 9/2019 xuất khẩu hạt tiêu đạt 15 nghìn tấn, trị giá 37,08 triệu USD, giảm 20,3% về lượng và giảm 20,1% về trị giá so với tháng 8/2019, so với tháng 9/2018 giảm 13,9% về lượng và giảm 26,8% về trị giá. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 233,4 nghìn tấn, trị giá 593,41 triệu USD, tăng 21,1% về lượng, nhưng giảm 6,4% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2018.
Tháng 9/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.464 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 8/2019, nhưng giảm 15% so với tháng 9/2018. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.542,4 USD/tấn, giảm 22,7% so với 9 tháng đầu năm 2018.
Cụ thể, tháng 9/2019, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Mỹ đạt hơn 4 nghìn tấn, trị giá 10,48 triệu USD, tăng 52,8% về lượng và tăng 26,1% về trị giá so với tháng 9/2018. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Mỹ đạt 40,5 nghìn tấn, trị giá 111,32 triệu USD, tăng 18,8% về lượng, nhưng giảm 7,8% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2018.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Đức trong tháng 9/2019 đạt 760 tấn, trị giá 2,18 triệu USD, tăng 36,4% về lượng và tăng 21,7% về trị giá so với tháng 9/2018. Tính chung 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Đức tăng 45% về lượng và tăng 11,1% về trị giá, đạt 9,3 nghìn tấn, trị giá 27,25 triệu USD.
Đến năm 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu thụ cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Do vậy, giá hạt tiêu sẽ khó có khả năng phục hồi mạnh do cung vượt cầu.
Giá giảm, cạnh tranh gay gắt, và hàng rào kĩ thuật đang đẩy ngành hồ tiêu trong nước vào thế chân tường.
Theo Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), tiêu chuẩn của các nước thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khá nghiêm ngặt vì các thành viên trong hai khối này đều là các nước phát triển, có hệ thống tiêu chuẩn trong nước ở mức rất cao.
Đối với CPTPP, không có các quy định thống nhất vì đây không phải là một khu vực kinh tế chung. Mỗi nước trong CPTPP sẽ có một quy định riêng về các hàng rào kĩ thuật, an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS/TBT).
Do vậy, tùy vào từng nước mà các quy định về SPS/TBT cao hay thấp khác nhau. Các nước phát triển trong CPTPP thường sẽ có các yêu cầu cao hơn như Nhật Bản, Úc và Canada.
Trong khi đó, EVFTA ban hành các quy định chung về SPS/TBT của toàn khối như giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, mức tối đa đối với một số chất nhất định, độc tố nấm, kim loại nặng...
Trong trường hợp sản phẩm liên tục bị phát hiện không tuân thủ quy định, EU sẽ tăng tần suất kiểm tra và yêu cầu các điều kiện chứng nhận. Ngoài các quy định tối thiểu chung của EU, các đối tác nhập khẩu tại EU có thể có các quy định cao hơn nữa từ các nhà nhập khẩu, đặc biệt là các siêu thị.
Ông Nestor Sherbey, chuyên gia của Liên minh tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (GTFA), cho hay những thay đổi về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của EU và một số nước khác đều nằm trong các điều khoản thương mại quốc tế thuộc WTO nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tất cả các thành viên WTO đều có tiêu chuẩn riêng đối với hàng nhập khẩu. Ví dụ tại Mỹ, nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp vượt ngưỡng giới hạn dư lượng hóa chất có thể dẫn đến các hình phạt về pháp lý đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa đó, cũng như tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa vi phạm dưới sự giám sát của hải quan.
Vì thế, ông Nestor Sherbey cho rằng ngành hồ tiêu cần tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn, ở đó quy tụ các doanh nghiệp thành công trong việc tiếp cận các thị trường khó tính, chia sẻ kinh nghiệm để các doanh nghiệp khác trong ngành học hỏi.
Nguồn: VITIC