Tại VinMart: Dưa hấu rằn còn 14.500 đồng/kg; sầu riêng hạt lép giá chỉ 89.000 đồng/kg; chuối dole giảm còn 30.000 đồng/kg; táo royal gala New Zealand có giá 50.000 đồng/kg…
Tại Co.op Mart: Táo bi đỏ New Zealand giảm 15%; cam sành giảm 15%; cà chua giảm đến 20%; su hào cũng giảm 20%…
Tại AEON Mall: Bông cải xanh Đà Lạt giảm còn 69.000 đồng/kg; nấm kim châm Hàn Quốc 150gr có giá 11.000 đồng; xoài cát Hoà Lộc loại 1 còn 60.000 đồng/kg; xoài xanh giống Thái giá 50.000 đồng/kg…
Theo VOV, tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hàng hóa ùn tắc, đặc biệt là khi cả Việt Nam và Trung Quốc đều siết chặt quy trình kiểm tra, ngăn chặn dịch Covid-19 dẫn đến năng lực thông quan giảm.
Trung Quốc từ lâu đã là thị trường lớn nhất của nông sản Việt Nam nhưng do phương thức xuất tiểu ngạch, qua trung gian nên thường bị động về giá cả và lượng tiêu thụ. Giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2020 đạt 680 triệu USD, giảm 22,7% so với cùng kì năm 2019.
Dẫn nguồn Kinh tế và Tiêu dùng, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho hay mùa thu hoạch vải Trung Quốc (theo thứ tự là đảo Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây...) thường bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 8. Trong đó chính vụ với 70% lượng vải tươi được thu hoạch từ trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7, không lệch quá nhiều so với vải thiều Việt Nam. Năm nay, do thời tiết thuận lợi hơn vụ vải năm ngoái nên sản lượng dự báo sẽ trở lại bình thường, nguồn cung do đó dự báo sẽ tăng lên.
Theo số liệu của Hiệp hội vải thiều Quảng Đông, 99% lượng vải tươi của Trung Quốc được bán tại nội địa và chỉ khoảng 1% vải tươi được xuất khẩu, trong đó, 65% được xuất khẩu từ Quảng Đông, 30% lượng này từ Hải Nam.
Trên thị trường thế giới, trong dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho năm tài khóa 2020 (tính từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2020), nhập khẩu sản phẩm tươi của Hoa Kỳ tăng 300 triệu USD cho trái cây và 100 triệu USD cho rau quả so với dự báo tháng 11/2019.
Dẫn nguồn Nông nghiệp Việt Nam, dự báo năm 2020 cho trái cây tươi của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trong tháng này được điều chỉnh giảm. CPI trái cây tươi tăng 0,6% từ tháng 2/2020 đến tháng 3/2020, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm đến nay, CPI trái cây tươi giảm 2,3%. CPI trái cây tươi năm 2020 dự kiến sẽ giảm trong khoảng từ 1-2%.
Dự báo năm 2020 cho rau tươi được điều chỉnh giảm. CPI rau quả tươi giảm 1,0% từ tháng 2/2020 đến tháng 3/2020, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù vậy, chỉ số CPI rau quả tươi tăng 1,8%, dự báo đã được điều chỉnh để tính đến khả năng giảm phát. CPI rau quả tươi năm 2020 dự kiến sẽ thay đổi trong khoảng từ -0,5% đến +0,5%.
Dự báo năm 2020 cho trái cây và rau quả chế biến được điều chỉnh tăng. CPI rau quả chế biến tăng 0,5% từ tháng 2/2020 đến tháng 3/2020 và tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến nay, CPI trái cây và rau quả chế biến tăng 0,6%. CPI rau quả chế biến năm 2020 được dự kiến sẽ tăng trong khoảng từ 0,0 - 1%.

Nguồn: VITIC tổng hợp