Trong đó, xuất khẩu cá hồi tăng, giá cá tuyết, cá thu và cua tuyết tăng và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ sang Mỹ và Trung Quốc. Ông Christian Chramer - Tổng giám đốc điều hành của Hội đồng Hải sản Na Uy cho biết, đồng krone Na Uy quý I/2025 yếu hơn so với quý I/2024 cũng giúp tăng giá trị xuất khẩu được tính bằng kroner Na Uy. Đây là quý I đạt kim ngạch cao nhất từ trước đến nay. Cá hồi xuất khẩu nhiều nhất, đạt 29,5 tỷ NOK, tăng 6% so với quý I/2024.
Trong quý I/2025, Na Uy xuất khẩu hải sản sang Mỹ đạt 35.591 tấn, tương đương 4,9 tỷ NOK, tăng 34% về khối lượng và tăng mạnh 56% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản của Na Uy. “Mặc dù có rất nhiều bất ổn liên quan đến việc áp dụng các rào cản thuế quan, nhưng tăng trưởng xuất khẩu hải sản sang Mỹ vẫn rất mạnh. Ngoài cá hồi, thì xuất khẩu cua tuyết và cua hoàng đế cũng tăng. Lần đầu tiên, giá trị xuất khẩu động vật có vỏ sang Mỹ cao hơn so với thị trường EU trong quý I.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu hải sản lớn nhất của Na Uy về mặt giá trị, vượt qua cả Ba Lan và Đan Mạch. Mặc dù xuất khẩu thuận lợi, nhưng hiện đang bước vào thời kỳ bất ổn đối với thương mại thế giới với mức thuế quan tăng.
Xuát khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng tốt
Trong quý I/2025 Na Uy xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 2,7 tỷ NOK, tăng trưởng 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu cá hồi, cá tuyết, cá mú đỏ, cá thu và cá saithe tăng. Đây là một diễn biến rất tích cực đối với một thị trường đang ngày càng trở nên quan trọng đối với xuất khẩu hải sản của Na Uy.
Giá cá tuyết cao kỷ lục đã bù đắp cho việc cắt giảm hạn ngạch khai thác
Việc cắt giảm hạn ngạch 25% đối với khai thác cá tuyết tự nhiên đã ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Số lượng cá trên thị trường giảm đã dẫn đến sự cạnh tranh gia tăng đối với nguyên liệu thô. Thực tế kim ngạch xuất khẩu cá tuyết vẫn tăng nhẹ là do giá xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục đã bù đắp cho sự sụt giảm về khối lượng.
Thị trường xuất khẩu thủy sản của Na Uy trong quý I/2025
Các thị trường xuất khẩu hải sản lớn nhất của Na Uy trong quý I/2025 là Mỹ, Ba Lan và Đan Mạch. Trong đó, 72% tổng giá trị xuất khẩu là thủy sản nuôi trồng và 28% là thủy sản đánh bắt tự nhiên.
Giá trị xuất khẩu trong quý I/2025 tương ứng với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu hải sản trong năm 2009 đạt tổng cộng 44,6 tỷ NOK, được xuất khẩu sang tổng cộng 138 quốc gia, tăng 2 quốc gia so với quý I/2024.
Các thị trường đạt kim ngạch lớn trong quý I/2025 gồm có:
1. Mỹ: 4,9 tỷ NOK (+56%)
2. Ba Lan: 3,9 tỷ NOK (+2%)
3. Đan Mạch: 2,8 tỷ NOK (-28%)
4. Trung Quốc: 2,7 tỷ NOK (+37%)
5. Pháp: 2,5 tỷ NOK (-2%)
6. Vương quốc Anh: 2,5 tỷ NOK (+19%)
7. Hà Lan: 2,5 tỷ NOK (+1%)
8. Tây Ban Nha: 2,4 tỷ NOK (+12%)
9. Italia: 2 tỷ NOK (+10%)
10. Hàn Quốc: 1,4 tỷ NOK (+9%)
Các thị trường tăng trưởng mạnh trong quý I/2025 gồm có:
1. Mỹ: +1,77 tỷ NOK (+56%)
2. Trung Quốc: NOK +734 triệu (+37%)
3. Vương quốc Anh: NOK +409 triệu (+19%)
4. Tây Ban Nha: NOK +246 triệu (+12%)
5. Italia: NOK +181 triệu (+10%)
6. Đức: NOK +171 triệu (+15%)
7. Thái Lan: NOK +168 triệu (+23%)
8. Ai Cập: NOK +151 triệu (+94%)
9. Litva: NOK +125 triệu (+14%)
10. Nhật Bản: NOK +123 triệu (+12%)
Các nhóm sảm phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch lớn trong quý I/2025 gồm có:
1. Cá hồi: 29,5 tỷ NOK (+6%)
2. Cá tuyết: 3,5 tỷ NOK (+1 phần trăm)
3. Cá hồi: 1,8 tỷ NOK (+33%)
4. Cá thu: 1,7 tỷ NOK (+54%)
5. Cá trích: 1,3 tỷ NOK (+12%)
6. Cá saithe: 1,3 tỷ NOK (+29%)
7. Cua tuyết: 901 triệu NOK (+82%)
8. Cá tuyết chấm đen: 443 triệu NOK (-7%)
9. Tôm: 404 triệu NOK (+42%)
10. Cua hoàng đế: 398 triệu NOK (+85%)
Trong tháng 3/2025 xuất khẩu thủy sản của Na Uy đạt 14,8 tỷ NOK, tăng 934 triệu NOK, hay 7% so với tháng 3/2024.
Trong quý I/2025, xuất khẩu cá hồi đạt 285.163 tấn, trị giá 29,5 tỷ NOK, tăng 16% về khối lượng và tăng 1,7 tỷ NOK, hay 6% về kim ngạch so với quý I/2024; trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ, Ba Lan và Pháp. Các điều kiện sinh học thuận lợi, bao gồm nhiệt độ nước biển cao, dẫn đến sản lượng cá hồi tăng trưởng mạnh mẽ so với quý I/2025. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về khối lượng đã khiến giá xuất khẩu giảm 11% tính theo kroner Na Uy, xuống còn 95,39 NOK/kg.
Nguồn cung Cá cao cấp tăng
Xuất khẩu cá cao cấp của Na Uy trong Quý I/2025 tăng trưởng giá trị cao nhất trong các quý I, tăng 1,1 tỷ NOK, hay 47% so với quý I/2024. Khối lượng xuất khẩu sang Mỹ đạt 22.183 tấn, tăng mạnh 56% do giá thấp và nhiều cá tươi hơn cá đông lạnh.
Xuất khẩu cá hồi trong tháng 3
Tháng 3/2025 Na Uy đã xuất khẩu 102.900 tấn cá hồi, trị giá 10 tỷ NOK, tăng 27% về khối lượng và giá trị tăng 704 triệu NOK, hay 8% so với tháng 3/2025
Trng quý I/2025 Na Uy đã xuất khẩu 19.164 tấn cá hồi hoa, trị giá 1,8 tỷ NOK, tăng 39% về khối lượng, tăng 444 triệu NOK, hay 33% về kim ngạch so với quý I/2024; trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang Ukraine, Mỹ và Thái Lan. Xuất khẩu sang Ba Lan có mức tăng trưởng giá trị cao nhất, tăng 84 triệu NOK, hay 142%.
Giá cá hồi hoa (Trout) thấp hơn cá hồi Đại Tây dương (salmon)
Giá cá hồi hoa (Trout) thấp hơn cá hồi Đại Tây dương (salmon), khiến nó trở nên hấp dẫn hơn khi làm nguyên liệu thô trong ngành chế biến ở Ba Lan. Cá hồi hoa được chế biến thành cả sản phẩm hun khói và tự nhiên, để tiêu thụ trong nước ở Ba Lan và xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu sang Ba Lan đạt 1.770 tấn, tăng 139% so với quý I/2024.
Xuất khẩu cá hồi hoa tháng 3 của Na Uy đạt 6.100 tấn, trị giá 551 triệu NOK, khối lượng tăng 31%, giá trị tăng 79 triệu NOK, hay 17%, so với tháng 3/2024
Xuất khẩu cá tuyết tươi giảm
Trong quý I/2025 Na Uy đã xuất khẩu 13.993 tấn cá tuyết tươi, trị giá 1,1 tỷ NOK, khối lượng giảm 24%, giá trị giảm 33 triệu NOK, tương đương 3% so với quý I/2024; trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang Đan Mạch, Hà Lan và Latvia. Việc cắt giảm hạn ngạch khai thác đã làm giảm xuất khẩu cá tuyết tươi khai thác. Sản lượng đánh bắt giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành công nghiệp chế biến ở Na Uy đang ngày càng khó khăn để giành nguyên liệu thô để sản xuất phi lê, cá muối, cá clipfish và cá tuyết khô, thì tỷ lệ cá tuyết tươi đánh bắt được đang ngày càng quan trọng đối với ngành công nghiệp này ở Na Uy. Do đó, khối lượng xuất khẩu cá tuyết khai thác đã giảm đáng kể trong quý đầu tiên.
Trong quý I/2025 xuất khẩu cá tuyết nuôi cao nhất từ trước đến nay. Đối với cá tuyết nuôi tươi, khối lượng xuất khẩu tăng 45% lên 4.710 tấn, trong khi giá trị xuất khẩu tăng 72% lên 312 triệu NOK. Cá tuyết nuôi chiếm 28% trong tổng giá trị xuất khẩu cá tuyết tươi trong quý đầu tiên. Đây là khối lượng xuất khẩu cá tuyết nuôi cao nhất từ trước đến nay trong một quý, cao hơn 22% so với mức kỷ lục trong quý IV/2009.
Xuất khẩu cá tuyết tươi trong tháng 3/2025 của Na Uy đạt 6.000 tấn, trị giá 461 triệu NOK, giá trị tăng 1 triệu NOK, khối lượng giảm 19%.
Xuất khẩu cá tuyết giảm
Trong quý I/2025 Na Uy đã xuất khẩu 2.243 tấn cá tuyết, trị giá 210 triệu NOK, khối lượng giảm 45%, giá trị giảm 68 triệu NOK, tương đương 24% so với quý I/2024; trong đó, xuát khẩu nhiều nhất sang Đan Mạch, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Khối lượng xuất khẩu đạt mức thấp nhất trong quý I từ trước đến nay. Ngoài việc giảm hạn ngạch, thời tiết xấu đã góp phần làm giảm nguồn cung cá tuyết. Khối lượng xuất khẩu thấp cũng góp phần đẩy giá lên mức cao mới.
Giá xuất khẩu kỷ lục 94 NOK/kg cao hơn 25 NOK so với mức mức kỷ lục cách đây hai năm.
Xuất khẩu cá tuyết đông lạnh trong tháng 3/2025 của Na Uy đạt 899 tấn, trị giá 78 triệu NOK, khối lượng giảm 44%, giá trị giảm 24 triệu NOK, tương đương 24% so với tháng 3/2024
Khối lượng xuất khẩu cá tuyết đông lạnh thấp nhất trong 16 năm. Quý I/2025 Na Uy đã xuất khẩu 11.870 tấn cá tuyết đông lạnh, trị giá 996 triệu NOK, khối lượng giảm 35%, giá trị không thay đổi so với quý I/2024; trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang Anh, Trung Quốc và Việt Nam. Đây là khối lượng xuất khẩu cá tuyết đông lạnh thấp nhất trong quý I kể từ năm 2009.
Việt Nam và Trung Quốc là những quốc gia có khối lượng xuất khẩu giảm mạnh nhất, trong khi Anh đang củng cố vị thế là thị trường lớn nhất về cá tuyết đông lạnh.
Xuất khẩu sang Vương quốc Anh có mức tăng trưởng giá trị cao nhất trong quý I, tăng giá trị xuất khẩu là 95 triệu NOK, hay 33% so với quý I/2024. Khối lượng xuất khẩu đạt 4.131 tấn, thấp hơn 5%. Mặc dù khối lượng thấp và giá cá tuyết tăng cao, Vương quốc Anh vẫn duy trì và củng cố vị thế hàng đầu đối với cá trắng Na Uy và cá tuyết đông lạnh nói riêng, cũng như đối với hải sản Na Uy nói chung.
Xuất khẩu cá tuyết đông lạnh trong tháng 3/2025 của Na Uy đạt 3.300 tấn, trị giá 294 triệu NOK, khối lượng giảm 38%, giá trị giảm 23 triệu NOK, hay 7% so với tháng 3/2024.
Xuất khẩu cá clipfish tăng
Trong quý I/2025 Na Uy đã xuất khẩu 20.309 tấn cá clipfish, trị giá 1,5 tỷ NOK, khối lượng tăng 4%, giá trị tăng 284 triệu NOK, hay 24% so với quý I/2024; trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang Bồ Đào Nha, Brazil và Cộng hòa Dominica. Đối với cá saithe clipfish, khối lượng xuất khẩu tăng 2% lên 13.191 tấn, giá trị xuất khẩu tăng 35% lên 716 triệu NOK. Đây là giá trị xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay đối với cá clipfish saithe trong một quý, cao hơn 5% so với mức kỷ lục trong quý I/2023.
Cá tuyết đạt tỷ trọng xuất khẩu thấp kỷ lục
Xuất khẩu cá clipfish cod, khối lượng xuất khẩu giảm 15% xuống còn 4.120 tấn, trong khi giá trị xuất khẩu tăng 5% lên 598 triệu NOK. Thông thường khi hạn ngạch cá tuyết giảm, thì xuất khẩu các sản phẩm thông thường như cá khô nhỏ hơn so với cá tuyết tươi và đông lạnh. Tuy nhiên, khối lượng giảm có nghĩa là chỉ có 20% khối lượng xuất khẩu cá clipfish trong quý đầu tiên là cá clipfish cod. Đây là tỷ lệ cá tuyết thấp nhất từ trước đến nay trong một quý. Tuy nhiên, nhu cầu tại Bồ Đào Nha tăng mạnh, thị trường cá tuyết clipfish lớn nhất của Na Uy, đang giúp thúc đẩy giá trị xuất khẩu.
Cộng hòa Dominica - thị trường lớn nhất của Na Uy về cá minh thái khô, là thị trường có mức tăng trưởng giá trị cao nhất trong quý I/2025, giá trị xuất khẩu tăng 96 triệu NOK, hay 60% so với quý I/2024. Khối lượng xuất khẩu sang Cộng hòa Dominica đạt mức 4.865 tấn, tăng 12%.
Tháng 3/2025 Na Uy đã xuất khẩu 5.400 tấn cá khô clipfish, trị giá 418 triệu NOK, khối lượng tăng 7%, giá trị tăng 92 triệu NOK, hay 28% so với tháng 3/2024
Xuất khẩu cá muối tăng
Trong quý I/2025 Na Uy đã xuất khẩu 5.237 tấn cá muối, trị giá 542 triệu NOK, khối lượng giảm 21%, giá trị tăng 11 triệu NOK, hay 2% so với quý I/2024; trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang
Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Italia. Lượng đánh bắt thấp vào đầu năm làm giảm mạnh khối lượng xuất khẩu cá muối, đặc biệt là trong hai tháng đầu năm 2025. Tuy nhiên, tháng 3/2025 khối lượng đã tăng và chỉ thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý I/2025 khối lượng xuất khẩu cá muối thấp nhất từ trước đến nay trong quý I, đối với tất cả các loại cá muối nói chung và cá tuyết muối, chiếm khoảng 2/3 khối lượng cá muối. Mặc dù vậy, giá trị xuất khẩu đã tăng 2%.
Bồ Đào Nha - thị trường cá muối lớn nhất của Na Uy, nhu cầu đã tăng mạnh trong những năm gần đây do hạn ngạch cá tuyết giảm. Các sản phẩm cá clipfish khô chế biến sẵn đang ngày càng trở nên phổ biến ở Bồ Đào Nha và cá muối được ngành công nghiệp cá clipfish ở Bồ Đào Nha sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất các sản phẩm như vậy. Giống như ở Na Uy, ngành công nghiệp ở Bồ Đào Nha cũng phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc thu mua đủ nguyên liệu thô. Điều này đã góp phần làm tăng giá xuất khẩu cá tuyết muối trong những năm gần đây, một xu hướng vẫn tiếp tục trong năm 2025.
Trong tháng 3/2025 Na Uy đã xuất khẩu 3.000 tấn cá muối, trị giá 356 triệu NOK, khối lượng giảm 5%, giá trị tăng 52 triệu NOK, hay 17% so với tháng 3/2024
Xuất khẩu cá khô không muối tăng trưởng
Trong quý I/2025 Na Uy đã xuất khẩu 990 tấn cá khô không muối trị giá 315 triệu NOK, khối lượng giảm 3%, giá trị tăng 40 triệu NOK, hay 15% so với quý I/2024; trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang Italia, Croatia và Nigeria.
Khối lượng xuất khẩu sang Italia đạt 712 tấn, tăng 3% so với quý I/2024. Italia có mức tăng trưởng giá trị cao nhất, tăng 42 triệu NOK, hay 20% so với quý I/2024.
Tháng 3/2025 xuất khẩu 317 tấn cá khô không muối, trị giá 98 triệu NOK, khối lượng tăng 43%, giá trị tăng 38 triệu NOK, hay 64% so với tháng 3/2024
Xuất khẩu cá trích tăng
Trong quý I/2025 Na Uy đã xuất khẩu 67.320 tấn cá trích, trị giá 1,3 tỷ NOK, khối lượng giảm 8%, giá trị tăng 141 triệu NOK, hay 12% so với quý I/2024; trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang Ba Lan, Ai Cập và Đức.
Sau khi thỏa thuận hải quan với EU có hiệu lực vào ngày 1/1/2025, xuất khẩu các sản phẩm cá trích ướp lạnh đã tăng tốc. Ngoài thực tế là giá cả, cả bằng đồng kroner Na Uy và đồng euro, đã tăng mạnh từ đầu năm, khối lượng cũng tăng. Trong quý I/2025, hơn 5.000 tấn sản phẩm cá trích ướp lạnh đã được xuất khẩu với giá trị 142 triệu NOK, tăng so với 1.700 tấn với giá 41 triệu NOK cùng kỳ năm ngoái. Tháng 3/2025 Na Uy đã xuất khẩu 19.900 tấn cá trích, trị giá 382 triệu NOK, khối lượng giảm 36%, giá trị giảm 45 triệu NOK, tương đương 10% so với tháng 3/2024.
Xuất khẩu cá thu đạt kỷ lục
Quý I/2025 Na Uy đã xuất khẩu 54.934 tấn cá thu, trị giá 1,7 tỷ NOK, khối lượng tăng 17%, giá trị tăng 593 triệu NOK, hay 54% so với quý I/2024; trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc. Xuất khẩu cá thu đã tăng mạnh trong quý I, mặc dù hạn ngạch có khả năng sẽ giảm 22% trong năm nay. Tuy nhiên, xét về góc độ thị trường, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì nguồn cung vẫn eo hẹp và nhu cầu vẫn vững chắc.
Trong 2 tháng đầu năm 2025 lượng cá thu đánh bắt tăng, chủ yếu là do hai yếu tố: Năm 2024, ngư dân đã đánh bắt vượt hạn ngạch khoảng 15.000 tấn bằng cách sử dụng chương trình linh hoạt cho năm 2025. Mùa cá thu 2024/2025 kéo dài từ tháng 8/2024 đến tháng 2/2025, khoảng 330.000 tấn được khai thác tại Na Uy, tăng so với 310.000 tấn trong mùa 2023/2024, điều này được phản ánh qua lượng xuất khẩu tăng. Với nguồn cung hạn hẹp, mức giá vẫn ở mức cao kỷ lục. Đối với cá thu dưới 600 gram, là sản phẩm quan trọng nhất, giá tăng 35% so với quý I/2024, từ 22,05 NOK lên 29,71 NOK/kg.
Ông Johan Kvalheim, đặc phái viên của Hội đồng Hải sản Na Uy tại Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết: Đáng chú ý, xuất khẩu trực tiếp sang thị trường quan trọng nhất là Nhật Bản đạt mức thấp kỷ lục trong quý I/2025. Phần lớn cá thu xuất khẩu sang Nhật Bản được chế biến tại Việt Nam và Trung Quốc, và ở 2 nước này xuất khẩu tăng trong quý I/2025. Hoạt động chế biến tại Nhật Bản đã giảm, thay vào đó là tăng cường chế biến tại các quốc gia có chi phí thấp hơn như Việt Nam và Trung Quốc. Nhu cầu về phi lê cá thu không xương tăng lên, hiện đang được sản xuất tại Nhật Bản, nhưng chủ yếu là ở Việt Nam.
Tháng 3/2025 Na Uy đã xuất khẩu 12.500 tấn cá thu, trị giá 388 triệu NOK, khối lượng tăng 27%, giá trị tăng 150 triệu NOK, hay 63% so với tháng 3/2024
Xuất khẩu cua hoàng đế tăng
Quý I/2025 Na Uy đã xuất khẩu 548 tấn cua hoàng đế, trị giá 398 triệu NOK, khối lượng tăng 44%, giá trị tăng 183 triệu NOK, hay 85% so với quý I/2024; trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang
Mỹ, Singapore và Canada. Xuất khẩu cua hoàng đế và cua tuyết đông lạnh sang Mỹ tăng mạnh.
Việc tăng hạn ngạch đối với cua hoàng đế đã dẫn đến 573 tấn được đưa vào khai thác trong quý I/2025, tăng 352 tấn so với quý I/2024. Khối lượng xuất khẩu tăng và giá cua hoàng đế đông lạnh cao kỷ lục tại Mỹ đã dẫn đến tỷ lệ cua hoàng đế được chế biến và xuất khẩu dưới dạng đông lạnh tăng.
Năm 2023, có 23% khối lượng xuất khẩu là đông lạnh, năm 2024 là 43%, năm 2025 tăng lên 62%. Mỹ có mức tăng trưởng giá trị cao nhất, tăng 190 triệu NOK, hay 151% so với quý I/2024.
Xuất khẩu cua hoàng đế đông lạnh tăng. Khối lượng xuất khẩu sang Mỹ đạt 410 tấn, tăng 95% so với quý I/2024. Năm 2023, thị trường Mỹ chiếm 31% giá trị xuất khẩu, năm 2025 tăng lên 79%.
Cua hoàng đế đông lạnh đang có mức tăng trưởng tốt và giá cả ở mức cao kỷ lục. Việc mất cua hoàng đế Nga do lệnh trừng phạt có nghĩa là chỉ còn một lượng nhỏ cua hoàng đế từ Na Uy và Alaska có sẵn trên thị trường. Có lý do để tin rằng người mua Mỹ đã tích trữ một số lượng hàng trước khi mùa khai thác cua hoàng đế đóng cửa tại khu vực hạn ngạch ở Na Uy, diễn ra từ tháng 3 đến tháng 4.
Tháng 3/2025 Na Uy đã xuất khẩu 161 tấn cua hoàng đế, trị giá 91 triệu NOK, khối lượng tăng 363%, giá trị tăng 67 triệu NOK, hay 287% so với tháng 3/2024
Xuất khẩu cua tuyết tăng
Quý I/2025 Na Uy đã xuất khẩu 3.760 tấn cua tuyết, trị giá 901 triệu NOK, khối lượng giảm 17%, giá trị tăng 405 triệu NOK, hay 82% so với quý I/2024; trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ, Nhật Bản và Đan Mạch. Năm nay, sản lượng đánh bắt và xuất khẩu giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có nghĩa là khoảng 33%, hay 4.000 tấn, trong hạn ngạch vẫn còn vào đầu tháng 4.
Nhu cầu tại Mỹ tăng mạnh. Mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm, nhưng giá trị xuất khẩu cua tuyết vẫn ở mức cao kỷ lục. Năm 2025 là năm xuất khẩu cua tuyết rất mạnh. Nhu cầu ở Mỹ tăng mạnh do vào đầu năm có rất ít cua tuyết đông lạnh trong kho ở Mỹ, điều này đã dẫn đến nhu cầu tăng đối với cua tuyết Na Uy ở mọi kích cỡ. Nhiều cua tuyết lớn hơn cũng được đánh bắt trong giai đoạn này. Cả nhu cầu tăng và kích thước tốt đều giúp tăng giá
Giá trung bình trong ba tháng đầu năm cao gấp đôi so với năm ngoái, đạt 240 NOK/kg. Đó là minh chứng cho nhu cầu mạnh mẽ. Mặc dù Mỹ là thị trường lớn nhất, khối lượng xuất khẩu sang Nhật Bản cũng tăng, với mức giá trung bình trên 300 NOK/kg. Mỹ chứng kiến mức tăng trưởng lớn nhất về giá trị, tăng 392 triệu NOK, hay 222% so với quý I/2024. Khối lượng xuất khẩu sang Mỹ đạt mức 2.407 tấn, cao hơn 62%.
Tháng 3/2025 Na Uy đã xuất khẩu 1.700 tấn cua tuyết, trị giá 392 triệu NOK, khối lượng giảm 6%, giá trị tăng 192 triệu NOK, hay 96% so với tháng 3/2024