Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2000, có khoảng 1/3 (tương đương 33,3%) dân số toàn cầu (cả nam giới và nữ giới cộng lại) từ 15 tuổi trở lên, có sử dụng một số dạng thuốc lá.
Đến năm 2015, tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 1/4 (tương đương 24,9%) dân số toàn cầu. Nếu những nỗ lực kiểm soát thuốc lá vẫn được duy trì như hiện nay ở tất cả các quốc gia, thì tỷ lệ này được dự báo sẽ giảm tiếp xuống khoảng 1/5 (20,9%) dân số toàn cầu vào năm 2025.
Năm 2000, khoảng ½ số nam giới từ 15 tuổi trở lên trên toàn cầu có sử dụng một số dạng thuốc lá. Đến năm 2015, tỷ lệ nam giới sử dụng thuốc lá đã giảm xuống còn 40,3%. Đến năm 2025, tỷ lệ này được dự báo sẽ giảm xuống còn 35,1%.
Cũng trong năm 2000, khoảng 1/6 phụ nữ (tương đương 16,7% số nữ giới trên toàn cầu) từ 15 tuổi trở lên có sử dụng một số dạng thuốc lá. Đến năm 2015, tỷ lệ phụ nữ sử dụng thuốc lá đã giảm xuống dưới 1/10 (tương đương 9,5%). Đến năm 2025, tỷ lệ này được dự báo sẽ giảm xuống còn 6,7%.
Năm 2000, tỷ lệ nam giới có sử dụng thuốc lá ở dạng bất kỳ gấp 3 lần tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nữ giới. Đến năm 2015, tỷ lệ này ở nam cao hơn gấp bốn lần so với nữ. Đến năm 2025, tỷ lệ này ở nam gấp 5 lần tỷ lệ của nữ.
Trong Kế hoạch Hành động Toàn cầu của WHO về Phòng chống và Kiểm soát các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2013–2020 có nêu rõ mục tiêu đến năm 2025 các quốc gia cần cố gắng đạt được mức giảm 30% tỷ lệ sử dụng thuốc lá, lấy các con số của năm 2010 làm cơ sở. Điều này có nghĩa là tỷ lệ sử dụng thuốc lá tối đa là 19,1% tổng dân số toàn cầu từ 15 tuổi trở lên, 30,2% đối với nam và 8,0% đối với nữ.
Phân tích của các chuyên gia cho rằng mục tiêu giảm tỉ lệ dân số sử dụng thuốc lá sẽ không đạt được đối với nam nhưng có khả năng đạt được đối với nữ.
Dự báo đến năm 2025, tỷ lệ nam giới sử dụng thuốc lá sẽ còn cách 4,9% so với mục tiêu để ra là 35,1, trong khi tỉ lệ nữ giới sử dụng thuốc lá sẽ vượt 1,3% so với mục tiêu để ra là 8,0%.
KC (Theo WHO)