Giám đốc Tổ chức phi chính phủ Nhịp cầu sức khỏe Canada (Healthbridge Canada) cho biết khi nghiên cứu những nguy cơ đối với sức khỏe, thì ngày càng tìm ra nhiều chất độc hại có trong khói thuốc. Hiện nay, nghiên cứu cũng xác định có 7000 chất độc hại có mặt trong thành phần của khói thuốc lá, trong đó có 70 chất gây ung thư và không có ngưỡng an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc thụ động.
Bắt buộc người hút thuốc phải tuân thủ còn khó khăn, vì thế chúng ta cần tập trung vào những nơi công cộng, những nơi có đủ căn cứ pháp lý để xử lý hành chính. Khi đã làm tốt việc cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng thì sẽ tiến tới cấm hút thuốc ở tại nhà riêng, trong xe ô tô, đặc biệt khi có trẻ nhỏ.
Thống kê của ngành y tế cũng chỉ rõ, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động và phơi nhiễm với khói thuốc lá tại gia đình lên tới gần 60%. Đáng nói, có tới 9,5% ca tử vong ở phụ nữ trưởng thành là do thuốc lá. Do đó, để hạn chế tình trạng này cần tiếp tục xiết chặt những quy định hút thuốc lá ở nơi công cộng, tiến tới giảm hút thuốc thụ động tại mỗi gia đình.
Trẻ em có cha mẹ không hút thuốc ở nhà có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp và viêm tai giữa thấp hơn. Ô nhiễm khói thuốc lá cũng liên quan đến sự gia tăng số lượng và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen ở trẻ bị hen. Bằng chứng cho thấy ô nhiễm khói thuốc lá làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ.
Có bằng chứng rõ ràng của khoa học về nguy cơ gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá bị phơi nhiễm với khói thuốc lá. Nguy cơ gia tăng này được ước tính ở phụ nữ là 20% và ở nam giới hút thuốc là 30%. Tương tự như vậy, người ta cũng đã chỉ ra rằng những người không hút thuốc lá bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nơi làm việc có nguy cơ phát triển 16-19% ung thư phổi. Nguy cơ ung thư phổi tăng lên theo mức độ phơi nhiễm. Cơ quan bảo vệ môi trường California (Cal EPA) ước tính ô nhiễm khói thuốc lá gây ra 3.000 người chết mỗi năm do ung thư phế quản ở người không hút thuốc.
Khoảng 1/2 trẻ em 13-15 tuổi và 2/3 phụ nữ phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động ngay tại gia đình ở Việt Nam. Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân. Trên thế giới, 64% số tử vong do hút thuốc thụ động là nữ. Tại Việt Nam, phụ nữ và trẻ em - những người không sử dụng thuốc lá đang phải gánh chịu hậu quả của hút thuốc thụ động, phơi nhiễm ngoài ý muốn.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc lá làm tăng tỷ lệ viêm đường hô hấp, tăng triệu chứng của đường hô hấp mãn tính như hen, giảm sự phát triển của phổi và tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân.
Hút thuốc lá còn gây lãng phí kinh tế của các hộ gia đình. Tiền mua thuốc lá làm giảm chi cho giáo dục, lương thực và chăm sóc sức khỏe hộ gia đình. Trung bình ở các nước, các hộ gia đình nghèo có người hút thuốc phải tiêu tốn 3-15% thu nhập của cả hộ gia đình cho thuốc lá.
Khói thuốc lá không chỉ tàn phá cơ thể người hút, mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho mọi người, nhất là trẻ nhỏ. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì bố, mẹ và những thành viên trong gia đình nên ngừng ngay việc hút thuốc lá trong nhà. Hạn chế cho trẻ đến những chỗ đông người, nhất là nơi có người hút thuốc lá.