Sản lượng nhà máy của Nhật Bản trong tháng 2 giảm mạnh nhất kể từ năm 2011 khi thảm họa động đất làm gián đoạn chuỗi nguồn cung, gây lo sợ về một cuộc suy thoái khác và áp lực mới cho các nhà hoạch định chính sách.
Số liệu của Bộ Thương mại cho thấy sản lượng công nghiệp trong tháng 2 giảm 6,2% so với tháng trước, phần lớn phù hợp với ước tính trung bình của các nhà kinh tế. Trong tháng trước chỉ số này tăng 3,7%, tháng tăng đầu tiên trong ba tháng.
Sản lượng công nghiệp giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2011 khi thảm họa động đất và sóng thần đổ vào các khu vực bờ biển phía đông bắc Nhật Bản.
Đợt sụt giảm này bị phóng đại bởi các yếu tố một lần gây ra do đợt nghỉ Tết Nguyên đán tại Trung Quốc và châu Á nói chung – các thị trường xuất khẩu của Nhật Bản – và tập đoàn Toyota tạm dừng sản xuất trong một tuần sau một vụ nổ tại nhà máy thép.
Ngoại trừ các yếu tố như vậy, giới phân tích thấy sản lượng công nghiệp vẫn ổn định do một xu thế nhu cầu trong và ngoài nước suy yếu, do doanh số bán điện thoại thông minh chậm chạp và vốn đầu tư cơ bản yếu trong nước, tại Trung Quốc và tại châu Á nói chung.
Toru Suehiro, nhà kinh tế thị trường cao cấp tại Mizuho Securities cho biết “sản lượng công nghiệp có thể sụt giảm trong quý 1. Tôi dự kiến nền kinh tế này hầu như không tăng trưởng với ngày năm nhuận đẩy tăng tiêu dùng trong tháng 2”.
Các nhà sản xuất được khảo sát bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp dự kiến sản lượng tăng 3,9% trong tháng 3 và 5,3% trong tháng 4.
Số liệu này đến do Thủ tướng Shinzo Abe tìm cách thông qua gói kích cầu mới mở rộng sau khi thông qua ngân sách tài chính năm 2016 vào ngày hôm qua 29/3, trong khi suy đoán tràn lan rằng ông có thể một lần nữa trì hoãn tăng thuế doanh thu đã lên kế hoạch vào tháng 4/2017.
Với lạm phát thấp, chi tiêu tiêu dùng yếu và sự đe dọa suy thoái của Trung Quốc làm tổn hại tới xuất khẩu của Nhật Bản, ngân hàng trung ương bị áp lực phải hành động một lần nữa sau khi gây choáng cho nhà đầu tư trong gần hai tháng trước bởi đưa ra lãi suất âm.
Giới phân tích dự kiến kinh tế của Nhật Bản quay lại tăng trưởng khiêm tốn trong quý 1 nhưng một số cảnh báo rủi ro của quý thứ 2 sụt giảm liên tiếp – định nghĩa của suy thoái kỹ thuật.
Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Reuters

Nguồn: Reuters