Theo số liệu sơ bộ của NASA và thông tin của Cục Quản lý Khí tượng Nhật Bản (JMA) thì tháng 7/2015 là tháng Trái đất nóng nhất trong lịch sử nhân loại kể từ khi bắt đầu ghi chép nhiệt độ địa cầu.
Thường thì tháng 7 là tháng nóng nhất trong năm, mà phần Bắc bán cầu sẽ nóng hơn Nam bán cầu, trong khi đó đất liền nằm trên bắc bán cầu nhiều hơn trên nam bán cầu. Theo số liệu của NASA, nhiệt độ trung bình của Trái đất trong tháng 7/2015 cao hơn tháng 7/2011 là 0,02 độ C, tương đương với 0,36 độ F. Ở Madrid (TBN), nhiệt độ được ghi nhận cao nhất là vào ngày 6/7 với mức 39,9 độ C hoặc 103,8 độ F. Không những vậy, tất cả 7 tháng đầu năm nay đều được ghi nhận là nóng nhất từ xưa tới giờ (kể từ khi có số liệu), chiếu theo số liệu ghi chép lại.
Cục Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) chưa công bố số liệu nhiệt độ của tháng 7 năm 2015, nhưng theo dự đoán của họ thì tháng 7 năm nay là tháng 7 nóng nhất trong bốn cái tháng 7 nóng nhất từ xưa tới giờ từng được ghi nhận. NASA, NOAA, JMA và nhiều cơ quan khác sử dụng những phương pháp phân tích khác nhau để tính nhiệt độ trung bình hàng năm của trái đất, mặc dù vậy vẫn có sự chồng chéo về số liệu của từng nơi sử dụng.
Nếu muốn năm 2015 không trở thành năm nóng nhất trong lịch sử, thì những tháng còn lại trong năm trái đất phải mát mẻ hơn, nhưng điều này rất khó xảy ra vì trái đất càng ngày càng nóng hơn do tác động của con người, cũng như các hiện tượng khác ví dụ El Nino. Theo các nhà dự báo thời tiết ở NOAA, hiện tượng El Nino sắp diễn ra được biểu hiện bởi sự ấm lên của nhiệt độ trung bình nước biển, có thể đợt El Nino lần này sẽ là lần nặng nhất từng được ghi nhận.
Một nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí Nature Climate Change hồi tháng 4 cho rằng 1 trong 1000 ngày nóng nhất của trái đất từng được ghi nhận có nhiệt độ gấp tới 5 lần so với thời kì chưa có "nền công nghiệp" xuất hiện. Cũng có nghĩa là sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra.
Ngày 30/11 tới đây, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ họp mặt ở Paris để đưa ra cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sau năm 2020. Hiện nay, lượng khí thải nhà kính mà Mỹ, Trung Quốc, Brazil và EU cam kết cắt giảm vẫn không đủ để có thể hạn chế nhiệt độ địa cầu tăng thêm dưới 2 độ C trước năm 2100. Nếu trái đất vẫn trên đà xả khí thải như ngày này thì đến cuối thế kỉ này (năm 2100), nhiệt độ trung bình của trái đất có thể lên tới 32,22 độ C. Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm tan băng ở 2 cực, gây ra nhiều thảm họa thiên nhiên và nhiều hệ lụy khác.
Nói cách khác, ghi nhận tháng 7/2015 nóng nhất trong 4000 năm qua có thể được xem là lời cảnh báo của những gì xấu nhất sắp sửa xảy ra, nếu như con người vẫn không chịu thay đổi sớm.
Theo VnTimes