Chớp cơ hội tăng xuất khẩu gạo vào thị trường AnhGiá gạo tăng cao, có nên thành lập sàn giao dịch gạo?
Đây là mức tăng rất mạnh trong nhóm nông lâm thuỷ sản. Gạo và rau quả cũng là 2 trong các mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng cao thời gian qua.
Đáng chú ý, hàng loạt thông tin trên thị trường xuất khẩu gạo đang tiếp tục tác động mạnh đến giá gạo xuất khẩu. Cụ thể, mới đây, Chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ áp dụng mức thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ. Thông báo được Bộ Tài chính đưa ra vào ngày 25/8, có hiệu lực ngay lập tức và sẽ được áp dụng cho đến ngày 16/10 năm nay.
Đồng thời, Ấn Độ cũng đã áp dụng mức giá sàn xuất khẩu đối với gạo basmati là 1.200 USD/tấn. Trước đó, nước này đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati kể từ tháng 7. Ấn Độ và Pakistan là 2 thị trường xuất khẩu gạo basmati lớn nhất thế giới. Hằng năm, Ấn Độ cung cấp khoảng 4 triệu tấn tới các nước như Iran, Iraq, Mỹ, Ả Rập Saudi. Những động thái mới của Ấn Độ có thể sẽ đẩy giá gạo thế giới lên cao hơn nữa.
Không chỉ Ấn Độ, Myanmar cũng đang lên kế hoạch tạm hạn chế xuất khẩu gạo để nhằm đáp ứng tiêu thụ nội địa. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Myanmar là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 5 trên thế giới, bán hơn 2 triệu tấn mỗi năm.
Những động thái này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu. Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, sáng 28/8, giá gạo 5% tấm của nước ta duy trì ở mức 638 USD/tấn, gạo 25% tấm giao dịch ở 623 USD/tấn. Đến chiều ngày 28/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của cả 3 quốc gia là Việt Nam, Thái Lan và Pakistan đồng loạt tăng. Trong đó, gạo Việt tăng 5 USD lên mức 643 USD/tấn; gạo Thái Lan tăng 2 USD/tấn lên 630 USD/tấn; hàng cùng loại của Pakistan tăng 10 USD/tấn, đạt 608 USD/tấn.
Theo đó, gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan và Pakistan lần lượt là 13 USD/tấn và 35 USD/tấn. Đây cũng là mức cao nhất trong 15 năm qua.
Với gạo 25% tấm có sự tăng giảm trái chiều trong phiên giao dịch 28/8. Cụ thể, loại gạo này của Việt Nam tăng 5 USD/tấn lên 628 USD/tấn; gạo Thái Lan giảm 2 USD/tấn xuống mức 563 USD/tấn; gạo Pakistan cũng tăng 5 USD đạt 533 USD, song vẫn thấp hơn hàng cùng loại của nước ta 95 USD/tấn.
Trong khi đó, giá lúa gạo nội địa liên tục tăng. Trong đó, lúa thường tại ruộng tăng 136 đồng/kg, lúa thường tại kho có mức tăng thấp nhất là 133 đồng/kg, gạo lứt loại 1 có mức tăng cao nhất là 313 đồng/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng lúa dùng cho đảm bảo an ninh lương thực của 100 triệu dân và các nhu cầu tiêu thụ nội địa khác (dùng chế biến, thức ăn chăn nuôi, dự trữ trong dân, dự trữ quốc gia, làm giống...) khoảng 29,5 triệu tấn thóc/năm. Vì vậy, năm 2023, Việt Nam còn khoảng 13,5 triệu tấn thóc (tương đương 7-8 triệu tấn gạo) dùng cho xuất khẩu.
Với vai trò Bộ quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo, thời gian qua, Bộ Công Thương liên tục có những khuyến cáo về việc bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo, các địa phương, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc dự trữ gạo để tránh giá tăng bất thường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết cuối năm. Ngày 15/8/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát sao và báo cáo kịp thời Ban chỉ đạo điều hành giá và Tổ điều hành thị trường trong nước tình hình sản xuất, nguồn cung các sản phẩm nông sản đang vào vụ thu hoạch, biến động giá cả, đặc biệt là các mặt hàng đang chịu tác động lớn từ thị trường thế giới như mặt hàng gạo.
Bảo Ngọc