Trong đó, sản phẩm gỗ trong tháng 11/2016 đạt kim ngạch 475,5 triệu USD, tăng 0,3% so với tháng 10, nâng kim ngạch 11 tháng 2016 lên 4,5 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 37 quốc gia trên thế giới và chủ yếu xuất sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Canada – đây là những thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong số đó Hoa Kỳ là thị trường chủ lực, đạt

2,5 tỷ USD, chiếm 40,4% tổng kim ngạch, tăng 5,52% so với cùng kỳ.

Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc (lục địa) , đạt 903,4 triệu USD, tăng 8,75% kế đến là Nhật Bản, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản lại giảm nhẹ, giảm 4,71%, tương ứng với  883,9 triệu USD.

Nhìn chung, 11 tháng năm 2016, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường đều suy giảm kim ngạch, chiếm 54%, trong đó xuất khẩu sang Hongkong (Trung Quốc) giảm mạnh nhất, giảm 69,74%, với 31,5 triệu USD, ngược lại xuất khẩu sang các thị trường với tốc độ tăng trưởng dương chiếm 45,9% và xuất sang  Campuchia tăng mạnh vượt trội, tăng 371,12% tuy kim ngạch chỉ đạt 10,8 triệu USD.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm 11 tháng 2016

(Nguồn: TCHQ)

 

 

 

Để ngành gỗ của Việt Nam đứng vững trước những áp lực của quá trình hội nhập thì ngành cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể:

Thứ nhất, ngành gỗ cần tận dụng cơ hội từ ký kết và thực thi các FTAs. Theo đó, các DN phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu như yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ của gỗ và các sản phẩm gỗ, tìm hiểu kỹ các cam kết như thuế quan, biện pháp kỹ thuật và biện pháp phòng vệ để có chiến lược thâm nhập hiệu quả vào các thị trường đã tham gia FTAs.

Thứ hai, cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu được trồng trong nước, phát triển hài hòa cả sản xuất đồ gỗ ngoại thất, nội thất, hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm thô. Để tăng khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho thị trường, các DN sản xuất và xuất khẩu gỗ cần cải tiến mẫu mã, chất lượng, công nghệ và xây dựng thương hiệu sản phẩm với chát lượng cao và giá cả phù hợp.

Thứ ba, phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm gỗ xuất thông qua việc xây dựng các chương trình quảng bá  về gỗ VN với vị thế là quốc gia cung cấp sản phẩm gỗ chất lượng cao, chế biến tinh xảo, tiện dụng và đặc biệt là sử dụng gỗ hợp pháp, bền vnwgx ở các thị trường lớn. Đồng thời  đổi mới công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu, đánh giá xu hướng thị trường, tìm kiếm đối tác theo hướng hỗ trợ tối đa cho các DN tham gia họi chợ, diễn đàn thương mại gỗ quốc tế và trong nước. Đẩy mạnh công tác tiếp thị thương mại, đàm phán cá hiệp định kỹ thuật.

Thứ tư, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường.Hỗ trợ tập huấn về công nghệ thông tin,  xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC,CoC… cho DN chế biến và người trồng rừng. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm soát gỗ nhập khẩu vào VN;kiểm soát, ngăn chặn sản phẩm gỗ chế biến chất lượng kém nhập khẩu vào thị trường VN.

Thứ năm, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà xuất khẩu về kiến thức, công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý, marketing…tổ chức các chương trình đào tạo cho các nhà quản lý sản xuất/giám sát sản xuất, giám đốc bán hàng, kế toán, thiết kế và chuyển gia marketing. Tổ chức chương trình đào tạo về sấy gỗ và xử lý gỗ, các chương trình đào tạo về hoàn chỉnh bề mặt gỗ. Kết hợp chặt chẽ với nhà cung cấp phụ tùng/nguyên liệu (PU, nguyên liệu mạ vàng…) để chuyển giao công nghệ…

Nguồn: VITIC/Báo Kinh doanh

 

Nguồn: Vinanet