Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 7/2018 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Australia giảm 9,72% so với tháng 6/2018 chỉ đạt 302,4 triệu USD, nhưng nếu so với tháng 7/2017 tăng 21,83%.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 kim ngạch xuất sang thị trường này đạt 2,3 tỷ USD tăng 22,39% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Australia rất đa dạng phong phú. Trong đó, nhóm hàng điện thoại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch đạt 495,8 triệu USD, chiếm 21,7% tỷ trọng, tăng 17,6% so với 7 tháng đầu năm 2017; tiếp đến nhóm hàng dầu thô, máy vi tính sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị - trong ba nhóm hàng này thì dầu thô và máy móc thiết bị tăng vượt trội về kim ngạch, tăng lần lượt gấp 2 lần (tức tăng 100,81%) và gấp 2,05 lần (tức tăng 105,73%), tương ứng với 240,5 triệu USD; 200,5 triệu USD.
Đối với nhóm hàng dầu thô, mặc dù trong tháng 7/2018 xuất khẩu sang Australia giảm 0,06% về lượng nhưng tăng 1,84% trị giá, giá xuất bình quân 582,56 USD/tấn. Nhưng nếu tính chung 7 tháng năm 2018 đã xuất 422 nghìn tấn, trị giá 240,5 triệu USD, giá xuất bình quân 569,87 USD/tấn, tăng 40,83% về lượng, 42,59% về giá so với cùng kỳ 2017.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang Australia trong 7 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, thì thấy đa số các loại hàng hóa đều tăng kim ngạch, tuy nhiên số nhóm hàng tăng mạnh chỉ chiếm thị phần nhỏ. Điển hình như máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, tuy đứng thứ hai về kim ngạch, chiếm 9,2% tỷ trọng đạt 211,7 triệu USD nhưng mức độ tăng chỉ đạt 4,28%; giày dép kim ngạch đạt 130,5 triệu USD, tăng 2,68%...
Đặc biệt, thời gian này Australia tăng mạnh nhập khẩu dây điện và dây cáp điện từ thị trường Việt Nam với mức tăng đột biến gấp hơn 4,71 lần (tức tăng 371,8%) so với cùng kỳ 2017, tuy kim ngạch chỉ đạt 9,3 triệu USD.
Ngoài mặt hàng dầu thô và máy móc thiết bị tăng vượt trội, thì xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc; sản phẩm mây tre cói và thảm cũng tăng trưởng khá, tăng lần lượt 50,25%; 33,71% tương ứng với 12,3 triệu USD; 7,9 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu clanke và xi măng; sắt thép, phương tiện vận tải sang Australia sụt giảm mạnh, trong đó giảm mạnh nhất mặt hàng clanke và xi măng, giảm 90,22% về lượng và 80,81% trị giá chỉ với 23,5 nghìn tấn và 1,5 triệu USD. Đứng thứ hai là phương tiện vận tải phụ tùng giảm 56,11% với 33,5 triệu USD và sắt thép các loại giảm 90,22% về lượng; 80,81% trị giá với 31 nghìn tấn; 24,4 triệu USD.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Australia 7T/2018

Mặt hàng

7T/2018

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

2.284.631.916

 

22,39

Điện thoại các loại và linh kiện

 

495.813.191

 

17,06

Dầu thô

422.062

240.519.297

40,83

100,81

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

211.737.772

 

4,28

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

200.578.414

 

105,73

Giày dép các loại

 

130.526.647

 

2,68

Hàng dệt, may

 

117.066.411

 

22,08

Hàng thủy sản

 

101.300.643

 

9,48

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

101.056.283

 

14,48

Hạt điều

6.649

61.814.528

-11,63

-15,59

Sản phẩm từ sắt thép

 

51.734.483

 

10,3

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

33.561.161

 

-56,11

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

 

32.544.348

 

26,14

Sản phẩm từ chất dẻo

 

32.177.584

 

23,7

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

 

25.550.686

 

24,52

Cà phê

13.028

25.137.472

61,06

31,02

Sắt thép các loại

31.012

24.458.031

-48,68

-35,18

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

21.772.332

 

-10,87

Hàng rau quả

 

17.194.292

 

20,84

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

17.048.352

 

-10,39

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

16.659.994

 

1,09

Sản phẩm hóa chất

 

15.704.753

 

29,79

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

12.372.908

 

50,25

Dây điện và dây cáp điện

 

9.365.849

 

371,8

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

7.932.298

 

33,71

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

7.922.306

 

-9,91

Sản phẩm gốm, sứ

 

7.693.470

 

24,74

Sản phẩm từ cao su

 

7.553.236

 

8,77

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

7.335.301

 

3,72

Hạt tiêu

1.418

6.203.478

39,29

-6,79

Gạo

5.649

3.788.709

-3,1

14,29

Chất dẻo nguyên liệu

2.112

2.972.224

3,68

2,58

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

2.021.105

 

165,76

Clanhke và xi măng

23.504

1.567.309

-90,22

-80,81

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Đối với đồ nội thất bằng gỗ, Australia chủ yếu nhập từ một số thị trường chính như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia.
Tuy nhiên thống kê cũng cho thấy, thời điểm này Australia tăng mạnh thị phần nhập khẩu từ Trung Quốc, giảm thị phần nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này cho thấy, các sản phẩm nội thất bằng gỗ của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đúng thị hiếu người tiêu dùng tại Australia.
7 tháng đầu năm 2018, Australia chỉ nhập từ Việt Nam 101 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm 4,4% tỷ trọng) với mức tăng 14,48% so với cùng kỳ 2017.
Theo Tổ chức IBISWorld công bố một nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2013 -2018 cho biết, người tiêu dùng Australia có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm nội thất với chi phí thấp. Trong khi các nhà sản xuất sở tại không thể cạnh tranh được về giá với các sản phẩm nhập khẩu do nhân công lao động và chi phí đầu vào cao.
Do đó, ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất tại Australia đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại và nhập khẩu đang có xu hướng tăng mạnh. Đáng chú ý, người tiêu dùng Australia rất cởi mở đối với hàng hóa nhập khẩu, không quá coi trọng nguồn gốc xuất xứ, chỉ quan tâm tới yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ tại Australia tăng, cùng với vị trí địa lý thuận lợi và ưu đãi lớn từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (ANZFTA) mang lại, là cơ hội lớn để doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Australia trong thời gian tới.
Tuy nhiên, để đạt được cơ hội này doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam cần nâng cao công nghệ, tích cực tìm hiểu, đổi mới mẫu mã hàng hóa cho phù hợp thị hiếu tiêu dùng tại thị trường Australia, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nguồn: Vinanet