Hiện nay, rau quả của Việt Nam đã được xuất đi trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Trung Quốc là thị trường XK rau quả lớn nhất trong nhiều năm qua. Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... là các thị trường giàu tiềm năng, có nhu cầu lớn và đang có xu hướng chuyển sang đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt Nam

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chiếm tới trên 70% tổng kim ngạch rau quả xuất khẩu của cả nước, đạt 1,4 triệu USD, tăng 41,6% so với cùng kỳ năm 2015.

Ngoài ra, xuất khẩu sang Hàn Quốc lớn thứ 2 về kim ngạch, tăng 26% so cùng kỳ, đạt 71,2 triệu USD, chiếm 3,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến Hoa Kỳ, với 67,9 triệu USD, tăng 50,7% và chiếm 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất sang Nhật Bản đạt 62,4 triệu USD, chiếm trên 3%, tăng một chút 0,1% so cùng kỳ. 

Điểm đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất được gần 10 nghìn tấn quả tươi sang các thị trường khó tính, gấp đổi so với cả năm 2015. Trong đó, thanh long xuất khẩu đi Hoa Kỳ đạt trên 2.600 tấn, Nhật 1.000 tấn, Canada hơn 900 tấn, Hàn Quốc đạt 600 tấn; xoài xuất sang Nhật và Hàn Quốc đạt hơn 350 tấn; nhãn xuất đi Mỹ gần 1.200 tấn.

Hiện nay Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN – PTNT đang triển khai thực hiện thí nghiệm kiểm chứng diệt trừ ruồi đục quả trên thanh long ruột đỏ theo yêu cầu của Nhật Bản. Dự kiến kiến đầu năm 2017, Nhật sẽ chính thức cho phép nhập khẩu thanh long ruột đỏ từ Việt Nam. Ngoài ra, hiện Úc đã thông báo chính thức cho phép nhập khẩu quả xoài tươi và Đài Loan chính thức cho phép nhập khẩu thanh long của Việt Nam. Tính đến nay, Việt Nam đã xuất hơn 10 tấn xoài sang Úc và hơn 100 tấn thanh long sang Đài Loan.

Mặc dù, xuất khẩu rau quả đã đạt kim ngạch lớn, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì kim ngạch XK rau quả đạt được hiện nay hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng. Thực tế, XK rau quả có thể sớm nâng lên mức 5 tỷ USD/năm nếu giải quyết thấu đáo các điểm yếu còn tồn tại. Vì vậy, muốn tiếp cận tốt thị trường XK, Việt Nam phải đẩy mạnh khâu giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ nông sản, thực phẩm quốc tế như: Anuga (Đức), Sial (Pháp), Moscow (Nga), Foodex (Nhập Bản)... Qua các hội chợ lớn, DN Việt có thể gặp gỡ khách hàng toàn cầu, đồng thời nắm bắt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từng khu vực. Việc xây dựng hình ảnh Việt Nam ở các hội chợ nói chung rất cần thiết, phải xây dựng các gian hàng giới thiệu sản phẩm xứng tầm quốc tế, nâng cao chất lượng và cách thức phục vụ, giới thiệu sản phẩm...

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về XK rau quả 10 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Thị trường

10T/2016

10T/2015

+/- (%) 10T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

1.992.244.797

1.523.760.615

+30,75

Trung Quốc

1.401.565.728

989.674.262

+41,62

Hàn Quốc

71.240.695

56.525.984

+26,03

Hoa Kỳ

67.863.075

45.034.993

+50,69

Nhật Bản

62.387.410

62.323.621

+0,10

Hà Lan

45.972.163

32.959.817

+39,48

Malaysia

39.269.365

30.555.283

+28,52

Đài Loan

36.350.629

33.679.637

+7,93

Thái Lan

32.821.082

25.250.913

+29,98

Singapore

23.057.374

20.838.018

+10,65

Australia

20.404.149

14.956.008

+36,43

Nga

18.778.572

20.454.146

-8,19

U.A.E

18.395.053

11.910.641

+54,44

Canada

14.077.599

13.090.857

+7,54

Pháp

9.931.621

7.790.090

+27,49

Hồng Kông

9.253.198

15.717.853

-41,13

Đức

9.153.531

10.292.361

-11,06

Indonesia

8.552.657

7.642.498

+11,91

Anh

7.570.199

5.022.412

+50,73

Lào

4.686.441

6.227.978

-24,75

Italia

4.214.207

3.476.305

+21,23

Campuchia

1.826.894

6.233.339

-70,69

Cô Oét

1.716.896

3.572.999

-51,95

Ucraina

765.582

905.277

-15,43

 

Nguồn: Vinanet