Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho thấy, kết thúc tháng 7/2017 cả nước đã nhập khẩu 1,5 triệu tấn than đá, trị giá `47 triệu USD, tăng 80,1% về lượng và tăng 84,2% về trị giá so với tháng 6 – đây là tháng đầu tiên nhập khẩu tăng sau khi suy giảm hai tháng liên tiếp. Tính chung 7 tháng đầu năm, lượng than đá nhập về 7,9 triệu tấn, trị giá 801 triệu USD, giảm 5,1% về lượng nhưng tăng 49,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

Indonesia và Austrlaia là thị trường chính nhập khẩu than đá của Việt Nam, chiếm 66,6% tổng lượng than nhập khẩu, trong đó Indonesia là thị trường dẫn đầu, đạt 2,9 triệu tấn, trị giá 192,7 triệu USD, tăng 93,36% về lượng và tăng 187,8% về trị giá so với cùng kỳ, đứng thứ hai là Austrlaia, tuy nhiên lượng than nhập về từ thị trường này giảm 11,06%, nhưng kim ngạch tăng 67,4%, tương ứng với 2,3 triệu tấn, trị giá 292,9 triệu USD. Kế đến là thị trường Nga, đều giảm cả lượng và trị giá so với cùng kỳ, giảm lần lượt 50,9% và 26,71%, với 1,2 triệu tấn, trị giá 119,9 triệu USD.
Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam nhập khẩu than từ một số thị trường khác nữa như: Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản. Đặc biệt, lượng than đá nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (1,16 triệu tấn) xuống còn 614,1 nghìn tấn, giảm 47,44% nhưng kim ngạch tăng 17,6%, lên 110,4 triệu USD.
Đáng chú ý, nhập khẩu than từ thị trường Malaysia tuy chỉ đạt 114,5 nghìn tấn, trị giá 6,2 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm 2016 nhập từ thị trường này vượt lên trên dẫn đầu về mức độ tăng trưởng , tăng 138,5% về lượng và tăng 200,38% về trị giá.
Nhìn chung, lượng than nhập từ các thị trường trong 7 tháng đầu năm nay đều suy giảm chiếm 66,6%.
Thị trường nhập khẩu than đá 7 tháng 2017

Thị trường

7 tháng 2017

So sánh cùng kỳ 2016 (%)

Tấn

USD

Lượng

Trị giá

Tổng

7.928.847

801.071.747

-5,1

49,2

Indonesia

2.904.584

192.754.011

93,36

187,80

Australia

2.378.663

282.964.983

-11,06

67,40

Nga

1.273.041

119.949.415

-50,90

-26,71

Trung Quốc

614.125

110.428.045

-47,44

17,60

Malaysia

114.530

6.285.023

138,50

200,38

Nhật Bản

29

38.428

-30,95

-2,99

(Tính toán số liệu từ TCHQ)
Việc nhập khẩu than giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trong thời gian vừa qua bởi giá than liên tục tăng trong thời gian gần đây.
Giá than trung bình khu vực đến tuần 4 tháng 7 (2017)

 

(Nguồn: Platts Coal Trader International)
Theo bản báo cáo phân tích thị trường than của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam cho hay Tại Ấn Độ, 1 công ty cho biết giá than biến động đã khiến khách hàng nhạy cảm với giá dù là những thay đổi nhỏ nhất. Công ty này cho biết :”Chỉ cần chúng tôi tăng giá 1 USD/tấn, khách hàng sẽ ngừng giao dịch. Họ sẽ nói rằng họ không cần mua hàng vào thời điểm này. Hiện tại các khách hàng Ấn Độ không hoạt động tích cực trên thị trường".
Nguồn tin này cũng nghi ngờ khả năng nhu cầu tại thị trường Ấn Độ sẽ tăng cao trở lại sau mùa mưa. Hiện tại thị trường Ấn Độ đang có nhu cầu nhập khẩu than 5.000 kcal/kg GAR tuy nhiên rất khó để khớp giá thầu và giá cung cấp. Giá chào cho than FOB Indonesia 5.000 kcal/kg GAR giao trong tháng 8 trên tàu Supramax là 60 USD/tấn trong khi giá mời thầu là 58 - 58,5 USD/tấn.
Trong khi đó giá than FOB Nam Phi 6.000 kcal/kg NAR được giữ ở mức 83 USD/tấn. Khách hàng Ấn Độ cho biết giá than Nam Phi 6.000 kcal/kg NAR đã biến động mạnh trong những tháng vừa qua, do đó nhiều khách hàng tiêu dùng cuối đang đấu thầu trên cơ sở giá cố định.
Giá than nhiệt Indonesia đã trở lại ổn định trong tuần 4 tháng 7 nhờ cân bằng nguồn cung và nhu cầu từ Trung Quốc cũng như giá than Newcastle tăng mạnh. Tuy nhiên các công ty trên thị trường than không kỳ vọng về khả năng ổn định lâu dài với việc Trung Quốc nâng sản lượng vào nửa sau năm nay. Theo nguồn tin từ 1 công ty khai thác than lớn của Indonesia :"Thị trường đang trở nên sôi động hơn. Chúng tôi đã nhận được nhiều đơn hàng cho than 3.800 kcal/kg và 3.400 kcal/kg NAR”.
Công ty này dự đoán thị trường trong quý III sẽ không có nhiều biến động, điều kiện thời tiết tốt lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, các tín hiệu từ phía Trung Quốc không rõ ràng khiến các công ty Indonesia không hoàn toàn lạc quan về thị trường.
Nguồn: VITIC/ndh.vn

Nguồn: Vinanet