Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài tháng 9/2018 đạt 715,38 triệu USD,  giảm 10,3% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 11,6% so với cùng tháng năm 2017.

Tính chung trong cả 9 tháng đầu năm, kim ngạch đạt 6,37 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng sản phẩm gỗ chiếm 69,8% trong tổng kim ngạch, đạt 4,45 tỷ USD, tăng 8%.

Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang rất nhiều thị trường; trong đó nhiều nhất là thị trường Mỹ, chiếm 42,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 2,73 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Ngoài thị trường chủ lực là Mỹ, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta còn xuất khẩu sang các thị trường như: sang Nhật Bản 826,95 triệu USD, chiếm 13% trong tổng kim ngạch, tăng 8,1%; Trung Quốc đạt 812,58 triệu USD, chiếm 12,7%, tăng 3,8%; Hàn Quốc 699,21 triệu USD, chiếm 11%, tăng 49,1%; EU 547,09 triệu USD, chiếm 8,6%, tăng 3,6%.

Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái thì thấy phần lớn các thị trường đều tăng kim ngạch; trong đó có một số thị trường tăng trưởng trên 100% kim ngạch như: Séc tăng 128,8%, đạt 1,2 triệu USD; Malaysia tăng 109,8%, đạt 78,95 triệu USD; Thụy Sĩ tăng 107,3%, đạt 1,44 triệu USD.

Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh ở các thị trường sau: Phần Lan tăng 73%, đạt 1,42 triệu USD; Mexico tăng 70,5%, đạt 9,59 triệu USD; Campuchia tăng 66,5%, đạt 8,92 triệu USD; Thái Lan tăng 52%, đạt 25,66 triệu USD.

Ngược lại, xuất khâu gỗ và sản phẩm gỗ sụt giảm mạnh ở các thị trường sau: Hồng Kông giảm 56,9%, đạt 6,06 triệu USD; Kuwait giảm 35,2%, đạt 4,85 triệu USD; Hy Lạp giảm 23,7%, đạt 2,31 triệu USD.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng năm 2018

Thị trường

9T/2018

+/- so với cùng kỳ (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng kim ngạch XK

715.384.155

-10,28

6.373.645.198

14,97

Riêng sản phẩm gỗ

507.889.806

-7,76

4.446.435.000

7,95

Mỹ

336.725.611

-6,48

2.730.458.849

15,75

Nhật Bản

101.825.484

-6,02

826.952.407

8,1

Trung Quốc

80.024.619

-20,63

812.575.372

3,79

Hàn Quốc

66.905.667

-21,03

699.206.970

49,12

Anh

20.907.437

-12,16

209.494.894

-0,57

Australia

15.719.019

-22,49

137.006.329

13,38

Canada

12.156.283

-9,4

115.769.971

0,83

Pháp

9.040.388

6,72

90.312.544

24,67

Malaysia

7.496.889

-25,23

78.952.159

109,81

Đức

7.052.949

29,79

71.112.012

-8,65

Hà Lan

4.732.049

24,85

53.137.757

-2,1

Đài Loan (TQ)

4.331.508

-7,28

46.161.362

4,01

Ấn Độ

3.263.422

1,87

38.319.240

-13,29

Bỉ

2.538.506

-0,44

26.093.718

28,91

Thái Lan

2.270.682

-17,13

25.658.191

52,02

Tây Ban Nha

1.837.051

-0,3

22.077.685

11,33

Saudi Arabia

2.028.109

-7,94

20.154.963

18,66

New Zealand

2.822.007

4,09

19.362.251

-0,6

Italia

1.636.225

37,98

18.953.360

-0,65

Thụy Điển

2.404.310

67,85

18.173.403

-10,62

U.A.E

1.910.652

5,55

17.789.712

-10,15

Đan Mạch

1.686.508

-11,05

17.655.509

6,48

Singapore

1.564.489

-25,66

16.645.710

16,93

Ba Lan

1.781.230

133,26

12.246.213

20,95

Mexico

877.917

-16,68

9.587.368

70,5

Thổ Nhĩ Kỳ

72.829

-74,69

9.296.899

-13,4

Campuchia

627.828

-18,63

8.919.310

66,51

Nam Phi

915.274

-30,96

8.133.133

19,07

Hồng Kông (TQ)

390.605

-9,92

6.062.588

-56,89

Kuwait

512.497

-20,75

4.847.999

-35,18

Nga

199.921

-26,99

3.329.669

37,84

Na Uy

475.062

76,94

2.959.086

-20,04

Hy Lạp

33.277

-20,21

2.308.744

-23,67

Bồ Đào Nha

82.833

-51,62

2.036.559

26,47

Thụy Sỹ

31.783

 

1.435.139

107,29

Phần Lan

51.860

-64,77

1.416.173

73,2

Séc

 

-100

1.201.985

128,81

Áo

254.250

204,04

873.016

13,04

(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)

Trong thời gian tới, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể có những tác động đến tình hình xuất khẩu ngành gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Theo Citi Research, nhóm sản phẩm đồ nội thất mà Trung Quốc bị Mỹ áp thuế 10% có quy mô khoảng 23 tỷ USD. Để tránh rủi ro, có khả năng các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ chuyển hướng đơn hàng sang các khu vực khác trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội đối với ngành nội thất Việt Nam.
Mặt hàng gỗ cũng đang đứng trước nguy cơ bị vạ lây từ hàng Trung Quốc tràn vào với giá rẻ, núp bóng xuất xứ Việt Nam để né thuế. Đại diện của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM cho biết “Nếu các công ty Trung Quốc tuồn hàng qua Việt Nam nhằm thay đổi xuất xứ, chứng từ để xuất khẩu sẽ là mối nguy lớn cho hàng Việt”. Hiện các ông chủ Trung Quốc đang mở rộng đầu tư, xây dựng và lắp đặt nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất để tận dụng thị trường Việt Nam, đội lốt sản phẩm Việt Nam rồi xuất sang Mỹ. Điều đáng lo ngại là việc doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ồ ạt sang Việt Nam sẽ đẩy lượng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến, từ đó ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Mỹ. Nếu tình trạng này xảy ra, chính quyền Tổng thống Donal Trump chắc chắn sẽ chú ý tới sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam và nhiều khả năng việc áp thuế chống bán phá giá như đã làm với thép sẽ xảy ra. Điều này gây thiệt hại lớn đến doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gỗ trong nước.
Trước tình trạng cấp bách trên, các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm gỗ xuất khẩu đang kiến nghị các ngành chức năng kiểm soát chặt xuất xứ các sản phẩm gỗ nhằm tránh tình trạng hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam. Một chuyên gia cho biết, mặc dù chưa có thống kê thiệt hại cụ thể của các doanh nghiệp, nhưng tình trạng doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nỗi lo mất thị trường bởi các doanh nghiệp Trung Quốc đội lốt hàng Việt. Thị trường vẫn còn, nhưng miếng bánh đã không còn là của mình mà nằm trong tay người khác. mặt hàng gỗ cũng đang đứng trước nguy cơ bị vạ lây từ hàng Trung Quốc tràn vào với giá rẻ, núp bóng xuất xứ Việt Nam để né thuế.
Triển vọng của ngành xuất khẩu gỗ
Sau 6 năm đàm phán, Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU đã được ký kết vào ngày 19/10/2018. Dự báo, trong vài năm nữa, kim ngạch xuất khẩu gỗ sang EU sẽ tăng gấp đôi, từ 700 triệu USD hiện nay lên hơn 1 tỷ USD.
Nội dung chính của hiệp định là Việt Nam cam kết xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (gọi tắt là VNTLAS) phù hợp với đặc điểm chuỗi cung của Việt Nam và quy định của EU để xác minh, truy xuất nguồn gốc gỗ trong toàn bộ chuỗi cung làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Hiệp định VPA/FLEGT được ký kết sẽ mở ra nhiều cơ hội cho gỗ Việt. EU được coi là một thị trường vô cùng quan trọng với gỗ Việt, vì vậy, việc ký VPA/FLEGT sẽ giúp các sản phẩm gỗ xuất khẩu trực tiếp vào 28 nước châu Âu mà không cần phải qua một nước trung gian nào.
Đồng thời, Hiệp định VPA/FLEGT sẽ giúp Việt Nam cải thiện thể chế về quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu.
Cùng với đó, thực thi Hiệp định VPA/FLEGT, 100% gỗ xuất khẩu vào EU phải là gỗ hợp pháp, dù doanh nghiệp dùng gỗ nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu thì vẫn phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của gỗ. Điều này sẽ khiến chi phí tăng, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều công đoạn để đảm bảo truy xuất nguồn gốc gỗ rõ ràng. Đây là một đòi hỏi tất yếu của thị trường thế giới.
 

Nguồn: Vinanet