Ngày 26/02/1973, Việt Nam và Australia thiết lập quan hệ ngoại giao và tiến hành lập Đại sứ quán tại mỗi nước. Tính từ đó đến nay Australia - Việt Nam có mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ, đôi bên cùng có lợi và được khẳng định trong Tuyên bố Tăng cường Đối tác Toàn diện Australia - Việt Nam đã ký năm 2015 và được cụ thể hóa qua các hoạt động hợp tác nêu trong bản Kế hoạch Hành động Australia – Việt Nam giai đoạn 2016-2019 mà Ngoại trưởng hai nước ký kết vào tháng 11 năm 2016. Chuyển đổi sang Đối tác Kinh tế sẽ thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai quốc gia trong những năm tới, Ngài Craig Chittick, Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết.
Australia đã triển khai Chương trình Hợp tác Phát triển tại Việt Nam từ 26 năm qua. Chương trình viện trợ phát triển của Australia bao gồm nhiều lĩnh vực, phù hợp với các Kế hoạch Phát triển Kinh tế- Xã hội của Việt Nam. Tính riêng trong năm tài chính 2016-2017, Australia dành khoảng 83,6 triệu đô la (Úc) viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, đưa Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách các nước nhận viện trợ của Australia.
Các hoạt động của Chương trình Hợp tác Phát triển của Australia nằm trong Kế hoạch Đầu tư Viện trợ cho Việt Nam giai đoạn 2016-2020, theo đó Australia sẽ hỗ trợ 3 lĩnh vực ưu tiên bao gồm: 1) Tăng cường và thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế; 2) Hỗ trợ xây dựng và tạo việc làm cho lực lượng lao động có tay nghề cao và 3) Thúc đẩy việc nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Các lĩnh vực ưu tiên này phản ánh các nhu cầu phát triển của Việt Nam và là những lĩnh vực mà Australia đem tới những giá trị gia tăng.
Nhiều năm qua, Australia  luôn là đối tác quan trọng của Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã xuất khẩu sang Australia trên 1 tỷ USD, tăng 21,22% so với cùng kỳ năm 2016.
Việt Nam xuất khẩu sang Australia trên 30 chủng loại mặt hàng, trong đó điện thoại và linh kiện là mặt hàng chủ lực, chiếm 24,1% tổng kim ngạch, đạt 252 triệu USD, tăng 9,88%. Đứng thứ hai là máy vi tính sản phẩm điện tăng, tăng 76,46% đạt 117,3 triệu USD, kế đến là giày dép tăng 26,29%, đạt 68,3 triệu USD.
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu sang Australi các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng dương, chiếm 69,6% trong đó xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng mạnh nhất, 195,83%, ngược lại số hàng hóa với tốc độ tăng trưởng âm chiếm 30,3% và xuất hạt tiêu giảm mạnh, giảm 46,44% tương ứng với 3,3 triệu USD.
Đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép sang Australia, tuy kim ngạch chỉ đạt 18,9 triệu USD, nhưng có tốc độ tăng trưởng chỉ đứng sau máy ảnh máy quay phim và linh kiện, tăng 180,46% so với cùng kỳ 2016.
Ngoài còn có những mặt hàng khác tăng khá như chất dẻo nguyên liệu tăng 86,56%; sản phẩm hóa chất tăng 64,9%; sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ tăng 63,04% và đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 61,95%.

Thống kê TCHQ xuất khẩu sang thị trường Australia 4 tháng 2017

ĐVT: USD

Chủng loại

4 tháng 2017

4 tháng 2016

So sánh (%)

Tổng cộng

1.045.397.303

862.431.329

21,22

điện thoại các loại và linh kiện

252.041.783

229.375.503

9,88

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

117.327.836

66.486.813

76,47

giày dép các loại

68.350.975

54.121.776

26,29

dầu thô

62.978.539

73.783.519

-14,64

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

57.653.329

37.506.332

53,72

hàng dệt, may

54.957.609

50.163.642

9,56

hàng thủy sản

49.775.592

48.153.509

3,37

gỗ và sản phẩm gỗ

47.951.773

43.176.605

11,06

hạt điều

34.706.706

30.226.907

14,82

phương tiện vân tải và phụ tùng

24.924.031

16.615.220

50,01

sắt thép các loại

18.914.393

6.744.009

180,46

sản phẩm từ sắt thép

17.939.696

22.626.650

-20,71

kim loại thường khác và sản phẩm

14.769.336

17.968.264

-17,80

sản phẩm từ chất dẻo

13.320.149

12.290.392

8,38

cà phê

12.708.809

10.248.887

24,00

túi xách, ví, vali, mũ, ô dù

11.814.018

16.138.182

-26,79

giấy và các sản phẩm từ giấy

10.356.848

7.710.182

34,33

sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

9.929.061

6.090.120

63,04

đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

8.732.201

5.391.801

61,95

sản phẩm hóa chất

6.986.456

4.236.816

64,90

hàng rau quả

6.618.234

6.787.373

-2,49

nguyên phụ liệu dệt may, da giày

4.393.960

2.759.867

59,21

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

4.357.528

5.147.152

-15,34

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

3.867.432

4.133.049

-6,43

sản phẩm từ cao su

3.679.276

3.095.494

18,86

hạt tiêu

3.343.636

6.243.194

-46,44

sản phẩm gốm, sứ

3.218.736

2.831.930

13,66

sản phẩm mây, tre, cói và thảm

3.007.342

1.848.794

62,67

clanke và xi măng

2.990.772

5.203.816

-42,53

gạo

1.829.323

1.357.742

34,73

chất dẻo nguyên liệu

1.720.592

922.266

86,56

dây điện và dây cáp điện

1.334.430

1.612.023

-17,22

máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

295.746

99.972

195,83

Nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Việt Nam – Australia, ngày 23/5 vừa qua tại Hà Nội, Đại sứ quán Australia đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Năng lượng Việt Nam – Austrlaia năm 2017.
Tham dự diễn đàn có Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, Đại sứ Australia tại Việt Nam Craig Chittick; đại diện lãnh đạo Tổng cục Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực, cơ quan ngoại giao Australia tại Việt Nam; các tập đoàn, công ty năng lượng hai bên.
Diễn đàn Năng lượng Việt Nam - Australia 2017, sẽ là nơi để các đối tác Việt Nam và Australia cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nhu cầu và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực năng lượng thông qua các bài trình bày và các phiên thảo luận về các chủ đề có chung mối quan tâm (như: chính sách và khung điều tiết năng lượng; chuỗi cung ứng than; phát triển điện khí; và các dịch vụ, thiết bị cho ngành năng lượng). Diễn đàn sẽ tạo cơ hội cho các đại biểu từ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp của Australia hiểu rõ hơn về hiện trạng của ngành năng lượng Việt Nam; và các đại biểu của Việt Nam cũng sẽ nắm bắt được khả năng cung cấp/hợp tác của các đối tác đến từ Australia. Qua đó, cơ hội hợp tác trong ngành năng lượng giữa Việt Nam và Australia chắc chắn sẽ ngày rộng mở, góp phần vào việc đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững ngành năng lượng của Việt Nam.
 Quan hệ Đối tác Kinh tế giữa Australia-Việt Nam dự kiến sẽ được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:
Cam kết theo đuổi các lợi ích chung về kinh tế đã được đưa ra trong Kế hoạch Hành động Australia - Việt Nam giai đoạn 2016-2019
Khuyến khích sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân
Thúc đẩy các cơ hội kinh doanh và tiếp cận thị trường
Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ
Thúc đẩy tăng trưởng bền vững thân thiện với môi trường.
 
 
 

Nguồn: Vinanet