Báo cáo mới nhất về xu hướng vàng thế giới trong quý III.2013 của Hội đồng vàng Thế giới dự báo khả năng phục hồi của thị trường vàng thế giới.

Các xu hướng vận động chính
N
hu cầu vàng quý III giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 869 tấn. Tuy nhiênnhu cầu vẫn mạnh ở hầu hết các quốc gia và khu vực. Báo cáo quy nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này cho sự can thiệp của chính phủ Ấn Độ với thị trường nội địa thông qua những quy định hạn chế nhập khẩu, và sự sụp đổ trong đầu tư ETF.

Chính phủ Ấn Độ ban hành một loạt chính sách hạn chế nhập khẩu vàng đã khiến sức cầu vàng tại thị trường này sụt giảm 71 tấn. Còn nhu cầu đầu tư vào vàng của các quỹ ETF sụt giảm mạnh trong quá trình các nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục đầu tư năm nay.

Giá vàng trung bình trong quý này là 1.326USD/oz , giảm 20% so với quý 3 năm 2012

Tổng nhu cầu vàng phục vụ tiêu dùng bao gồm trang sức , vàng thanh và tiền xu
(Nguồn: Thompson Reuters GFMS, WGC)

 

Nhu cầu trang sức tăng cao: Nhu cầu toàn cầu đối với đồ trang sức trong quý III.2013là 487 tấn, tăng 5% so với năm ngoái. Nhu cầu trang sức Mỹ tăng 14% - quý thứ ba nhu cầu đồ trang sức đạt mức cao nhất kể từ quý III.2009.

Nhu cầu đầu tư vào vàng thanh và tiền xu thể hiện mạnh mẽ , tăng 6 % so với nămngoái, đạt 304 tấn.

Nhu cầu vàng cho ngành công nghệ tiếp tục tăng trưởng ổn định, tổng cộng đạt 103t , tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các ngân hàng trung ương tiếp tục mua ròng tổng cộng 93t, giảm 17% so với quý 3 năm ngoái. Các ngân hàng trung ương hiện đã mua ròng 11 quý liên tiếp.

Các quỹ ETF suy giảm nhu cầu đầu tư,bán ròng 119 tấn vàng do các như các nhà đầu tư điều chỉnh danh mục đầu tư.

Tổng cung vàng quý III là 1.146 tấn.

Tổng cầu vàng 3 quý tăng mạnh so với các năm.


Sự tăng trưởng liên tục nhu cầu vàng trang sức toàn cầu và nhu cầu mạnh mẽ từ châu Á với vàng trang sức củng cố những hình mẫu thị trường bắt đầu xuất hiện từ đầu năm 2013, bằng chứng rõ ràng về bản chất tự cân đối của thị trường toàn cầu.

Tính từ đầu năm tới giờ, các phân khúc trang sức, vàng thanh và vàng xu đang cho thấy có sự tăng lên, trong khi nhu cầu từ ngành công nghệ vẫn duy trì sự thúc đẩy mạnh mẽ. Nhu cầu đầu tư ETF là một ngoại lệ đáng chú ý, khi suy yếu trong năm nay.

Nhu cầu vàng phục vụ tiêu dùng trên toàn cầu – lực cầu mạnh từ đồ trang sức, vàng thanh và nhu cầu với tiền xu vào năm 2013 đến nay có thể được nhìn thấy khi so sánh với ba quý đầu tiên của năm trước. Tính đến cuối quý III.2013, lượng cầu đạt mức 2.896 tấn, cao hơn26% so với cùng kỳ 2012 .

Sức cầu với vàng trang sức tăng mạnh

Sức cầu toàn cầu đối với đồ trang sức trong quý III đã vượt xa những phân khúc còn lại của vàng 487 tấn tăng 5% so với mức 462 tấn cùng kỳ năm ngoái.

Sức cầu đặc biệt mạnh mẽ ở Trung Quốc, đạt đến con số 164 tấn, tăng 29% so với với cùng kỳ năm ngoái.

Sức cầu với vàng trang sức cũng tăng trưởng rất ấn tượng tại Đông Nam Á. Các thị trường truyền thống Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiếp tục duy trì tăng trưởng mạnh.

Sau tám năm suy giảm, thị trường đồ trang sức Mỹ có quý thứ ba liên tiếp tăng trưởng,với sự dịch chuyển mạnh nhu cầu hướng đến những loại vàng có hàm lượng cao (cao carat) – chỉ dấu cho thấy sự khát vọng và nhu cầu sang trọng xuất hiện trở lại, là tác nhânchính dẫn dắt nhu cầu trang sức vàng tại Mỹ.

Nhu cầu vàng trang sức có sự biến động mạnh (nguồn: Thompson Reuters, WGC)

Sức cầu với vàng thanh và vàng xu gia tăng

Lượng cầu của vàng thanh và tiền xu vàng cũng tăng 6% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 304tấn. Tổng đầu tư 3 quý đầu năm vào phân khúc này đạt 1.252 tấn, tăng 36% so với 2012.

Marcus Grubb , Giám đốc đầu tư tại Hội đồng vàng thế giới nhận xét: " Tiếp tục trạng thái của hai quý đầu năm 2013, thị trường vàng toàn cầu tiếp tục co dãn (trong quý 3.2013), được củng cố với nhu cầu biến động liên tục từ Tây sang Đông. Sức cầu tăng mạnh trong các phân khúc cho người tiêu dùng và duy trì ổn định với ngân hàng trung ương và các ngành công nghệ " .

"Sự tăng trưởng chúng ta đang thấy trong phân khúc đồ trang sức, vàng thanh và tiền xumột lần nữa thể hiện sự đa dạng độc đáo của nhu cầu vàng, do các phân khúc khác nhau tăng trưởng nổi bật tại các thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh tế toàn cầu, bằng chứng rõ ràng về sự biến động lên xuống trong một thị trường rất có tính thanh khoản."

Những hạn chế trong nhập khẩu vàng mà chính phủ Ấn Độ ban hành thông qua các kênh chính thức có hiệu lực dự báo sẽ ​​tăng áp lực đáng kể lên sức cầu. Tổng mức tiêu thụ vàng ở Ấn Độ đứng ở mức 148 tấn quý 3, so với 310 tấn trong quý 2 năm nay.

Tuy nhiên , sức cầu của Ấn Độ tăng mạnh trong nửa đầu năm nay. Nhu cầu tiêu thụ vàngcả năm vẫn còn trên đà suýt vượt qua năm 2012.

Một tác dụng phụ của hiện tượng này là trong khi tái chế toàn cầu vàng giảm 11% so với cùng quý năm 2012, ở Ấn Độ con số tái chế tăng hơn gấp năm lần đến 61 tấn.

Marcus Grubb cho rằng việc can thiệp của chính phủ, cho dù làm cầu vàng sụt giảm, nhưng không thực sự làm suy yếu nhu cầu với vàng của Ấn Độ. Grubb cho biết đã quan sát thấy sự gia tăng cầu vàng tại một số nước có liên quan chặt chẽ đến Ấn Độ và cho rằng một phần vàng trong đó đã quay trở lại Ấn Độ theo những kênh bất hợp pháp, đã mở trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động. 

Nhu cầu vàng phân bố theo địa lý

Nhu cầu với vàng biến động mạnh từ Đông sang Tây

 

Tăng trưởng tiêu dùng tiếp tục ở Trung Quốc. Tổng nhu cầu tiêu dùng là 210 tấn trong quý 3 năm 2013 , tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trang sức tiêu thụ trong khu vực Đông Nam Á , ngoài Trung Quốc , cũng mạnh mẽ . Hồng Kông tăng 28% , Việt Nam tăng 14 % , Thái Lan tăng 57 % và Indonesia tăng 19 % so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù lượng tuyệt đối thấp .

Trang sức tăng trưởng trong phần còn lại của thế giới. Tương tự như vậy , nhu cầu ở Trung Đông là tăng 9% trong quý 3 so với năm trước và Mỹ đã tăng 14%.

Các quy định hạn chế nhập khẩu của chính phủ Ấn Độ làm giảm lực cầu trong quý III, sụt 32% so với cùng kỳ năm ngoái . Tuy nhiên tính từ đầu năm, sức cầu vẫn còn mạnh, tăng 19% so với ba quý đầu năm 2012, nhờ đã tăng mạnh 2 quý trước do giá vàng giảm

Ngân hàng trung ương tiếp tục mua ròng, nhưng với tốc độ chậm hơn. Quý III.2013 là quý thứ 11 liên tiếp các ngân hàng trung ương mua ròng vàng.

(Theo Gafin)