(VINANET)- Với đà tăng từ quý I/2013, sang quý II kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục tăng trưởng. Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tháng 5/2013 tăng 8,88% so với tháng 4/2013 nâng kim ngạch mặt hàng gỗ và sản phẩm từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2013 lên trên 2 tỷ USD, tăng 11,51% so với cùng kỳ năm 2012.

Hoa Kỳ - vẫn là thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, chiếm 35% thị phần, đạt kim ngạch 710,1 triệu USD, tăng 6,31% so với 5 tháng 2012, tính riêng tháng 5/2013, xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt 172,7 triệu USD, tăng 19,38% so với tháng liền kề trước đó.

Trong tháng 5/2013, chủng loại bàn gỗ thông với kích cỡ 780 mm x 1830 mm x 990 mm được bạn nhập khẩu nhiều nhất, với đơn giá 176,92 USD/cái, tại cảng Cát Lái (HCM) với phương thức thanh toán theo giá FOB. Mặt hàng được nhập khẩu nhiều đứng thứ hai là ghế gỗ cao su torrance bench màu đen, với quy cách: 1727*406*457(mm), gỗ rừng trồng mua trong nư­ớc, với đơn giá 60 USD/cái, FOB, cảng ICD Phước Long Thủ Đức. Chủng loại được nhập ít nhất là bàn (gỗ dương xẻ) và tủ Cotona Dresser (bằng gỗ thông) với đơn giá lần lượt là 155 USD/cái và 280 USD/cái.

Tham khảo một số chủng loại gỗ và sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng 5/2013

Chủng loại
ĐVT
Đơn giá (USD)
Cảng, cửa khẩu
PTTT

Bàn gỗ Thích xẻ sấy 4/4 inch, ván lạng Cherry - Bristol Cocktail WB 2065-18 (127x 76 x 49 cm)

cái
180
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB

Tủ tv (gỗ tràm) (1,816 x 560 x 865)mm

cái
165
ICD Phúc Long (Sài Gòn)
FOB

Ghế làm bằng gỗ cao su-Serenity Dining Chair "A" # 1924-N ( 533 x 559 x 902 mm)

cái
62
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB

Tủ Extra Wide Dresser (Bằng gỗ Thông) 1575 X 912 X 533MM

cái
265
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB
Bàn (gỗ d­ơng xẻ)(826*546*737)mm
cái
155
KNQ C.ty CP giao nhận vận tải U & I
FOB

Ghế có tay vịn (gỗ tràm) (680 x 630 x 1,041)mm

cái
54
ICD Phúc Long (Sài Gòn)
FOB

Gi­ờng - Hàng mới 100% ( Sản phẩm làm bằng gỗ thông rừng trồng trong n­ớc - Nhóm 4 ) 1525x2030x1390/550mm

cái
246,34
ICD Sotrans-Ph­ớc Long 2 (Cảng SG KV IV)
FOB

Sản phẩm gỗ cao su v­ờn trồng tại Việt Nam, nới 100%, VNSX - Gi­ờng TWIN/FULL (1110x1970mm)

cái
232,40
ICD III -Transimex (Cang SG khu vuc IV)
FOB

Bàn gỗ thông 780mm x 1830mm x 990mm

cái
176,92
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB
Tủ Cotona Dresser (bằng gỗ Thông) 1270 x 559 x 1044MM
cái
280
Cảng Tân Cảng - Cái Mép (Vũng Tàu)
FOB
Ghế SB-108 ( 48x58x89 ) cm sp gỗ sồi
cái
89

ICD Tây Nam (Cảng Saigon KV IV)

FOB

Ghế gỗ cao su torrance bench màu đen, QC: 1727*406*457(mm), gỗ rừng trồng mua trong n­ớc

cái
60

ICD Ph­ớc Long Thủ Đức

FOB

Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển Trung Quốc là thị trường chiếm thị phần lớn thứ hai đứng sau Hoa Kỳ nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ Việt Nam, chiếm 16,2%, với kim ngạch 329,6 triệu USD, tăng 9,36% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 5/2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc dạt 70,8 triệu USD, nhưng so với tháng 4/2013 lại giảm 7,18%.

Đáng chú ý, 5 tháng đầu năm nay, tuy kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang thị trường Cămpuchia chỉ đạt kim ngạch 3,6 triệu USD, nhưng lại là thị trường tăng trưởng cao nhất, tăng 335,19% so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 5 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNXK 5T/2013
KNXK 5T/2012
% +/- KN so cùng kỳ
tổng KN
2.028.462.125
1.819.105.446
11,51
HoaKỳ
710.102.013
667.942.478
6,31
Trung Quốc
329.693.498
301.487.518
9,36
Nhật Bản
305.863.144
258.155.050
18,48
Hàn Quốc
128.065.745
97.083.929
31,91
Anh
90.749.083
76.968.771
17,90
Đức
46.337.529
51.952.504
-10,81

Canada

46.043.241
43.288.748
6,36
Oxtrâylia
39.789.873
37.788.355
5,30
Pháp
37.214.807
36.770.748
1,21
hongkong
34.192.157
16.185.682
111,25
Đài Loan
29.124.554
23.967.569
21,52
HàLan
26.098.996
27.340.295
-4,54
ẤnĐộ
21.596.678
16.948.632
27,42
Xingapo
15.979.186
8.983.422
77,87
Italia
14.402.047
16.003.604
-10,01
Bỉ
14.115.390
18.924.029
-25,41
Thuỵ Điển
12.615.922
11.775.061
7,14
Malaixia
12.434.567
11.486.006
8,26
Tây Ban Nha
7.429.438
8.845.801
-16,01
A rập Xêut
6.371.696
3.784.959
68,34
Đan Mạch
6.136.581
6.159.783
-0,38
Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất
6.019.634
4.183.500
43,89
Thổ Nhĩ Kỳ
5.810.563
3.988.422
45,69
Ba Lan
5.055.194
4.939.260
2,35
Nauy
4.365.698
3.542.147
23,25
TháiLan
3.939.612
2.441.620
61,35
Cămpuchia
3.643.211
837.149
335,19
Nga
3.206.798
3.467.248
-7,51
Thuỵ Sỹ
2.506.780
1.730.982
44,82

Nam Phi

2.404.461
1.359.873
76,82
Phần Lan
2.334.287
2.130.655
9,56
Áo
2.036.270
4.428.299
-54,02
Hy Lạp
1.804.454
2.452.689
-26,43
Séc
1.404.135
1.607.381
-12,64
Mêhicô
1.090.896
1.164.017
-6,28
Bồ Đào Nha
1.018.207
854.997
19,09
Hungari
488.875
766.633
-36,23
Ucraina
326.895
566.491
-42,29
(Nguồn số liệu: TCHQ)

Theo TBKTVN, là ngành kinh tế mạnh với kim ngạch xuất khẩu hơn 4,5 tỷ USD/năm, song đến nay, ngành chế biến gỗ ViệtNam vẫn chưa có một nền công nghiệp hỗ trợ phù hợp. Mỗi năm nước ta mất khoảng 700 triệu USD để nhập khẩu phụ liệu, phụ kiện gồm: keo dán gỗ, sơn phủ bề mặt gỗ, khóa, đinh vít, bản lề…

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, trong công nghiệp chế biến gỗ, ngoài nguyên liệu chính và gỗ ra, còn cần rất nhiều vật liệu phụ khác, gồm keo dán gỗ, các loại chất sơn phủ bề mặt, các loại phụ kiện như ngũ kim, đinh vít, ốc vít, ke, bản lề, khóa, tay nắm… Các loạt vật liệu ngoài gỗ, nhất là keo gắn gỗ có thể đóng góp đến 30-35% giá trị sản phẩm của ngành chế biến gỗ nhân tạo. Còn trong sản xuất đồ mộc, các loại phụ kiện chiếm đến 30-40% giá trị của sản phẩm.

Trưởng phòng chế biến của Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối nhận định: Cũng như đối với các ngành chế biến, chế tạo nói chung, công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển của ngành chế biến gỗ. Để có thể phát triển ngành chế biến gỗ một cách hiện đại theo hướng công nghiệp tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo ra giá trị gia tăng cao thì điều quan trọng là phải xem xét và có động thái đúng đắn cho việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho chế biến gỗ. Thế nhưng, cho đến nay, nước ta vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu, điều tra nào đánh giá về thực trạng của ngành công nghiệp hỗ trợ phụ vụ cho chế biến gỗ.

Trưởng phòng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối cũng cho biết, Cục đang xây dựng đề xuất định hướng ban đầu cho phát triển công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực chế biến gỗ.

+Thứ nhất, cần hoạch định một chiến lược phù hợp, trong giai đoanh từ nay đến năm 2020, cần chú trọng phát triển sản xuất trong nước các loại keo dán gỗ phục vụ cho định hướng phát triển ván nhân tạo và đồ mộc nội thất. Cùng với đó là xây dựng các cơ sở ban đầu để phát triển công nghiệp chế tạo các loại hóa chất sơn phủ bề mặt có độ an toàn cao đối với người sử dụng, cũng như các phụ kiện kim khí để giảm nhập khẩu và nâng cao chất lượng sản phẩm đồ gỗ, tham gia một phần trong sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.

+Thứ hai, xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho chế biến gỗ, bao gồm ưu đãi về thuế, về đầu tư, ưu đãi trong nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới, ưu đãi trong thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp FDI đến từ các nền sản xuất tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc.

+Thứ ba, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ để có thể tạo ra những công nghệ mới sản xuất các sản phẩm hỗ trợ có trình độ cao, chất lượng đáp ứng được yêu cầu thị trường với giá thành phù hợp, nhằm trợ giúp các cơ sở sản xuất phụ kiện, phụ gia cho chế biến gỗ, nhất là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tất thảy, nhằm tạo cơ sở vững chắc tiến tới xây dựng được một ngành công nghiệp phụ trợ phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế.


Nguồn: Vinanet