(VINANET) Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á. Tháng 1/2014 xuất khẩu sang thị trường này đạt 323,01 triệu USD, tăng 13,62% so với cùng kỳ năm 2013. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường UAE gồm: Điện thoại các loại và linh kiện (đạt 253,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 78,58% tổng kim ngạch xuất khẩu sang UAE); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (28,09 triệu USD, chiếm 8,7%); sản phẩm dệt may (9,41 triệu USD, chiếm 2,91%); giày dép (3,87 triệu USD, chiếm 1,2%); hạt tiêu (0,81triệu USD); thủy sản (4,13 triệu USD, chiếm 1,28%).
Nhìn chung, kim ngachh xuất khẩu đa số các nhóm hàng xuất khẩu sang UAE trong tháng đầu năm 2014 đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2013; trong đó, phương tiện vận tải phụ tùng tăng trưởng mạnh nhất tới 893%, đạt 2,78 triệu USD; bên cạnh đó là các sản phẩm có tốc độ tăng trưởng trên 100% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2013 gồm: Sản phẩm dệt may (tăng 103,82%); gạo (tăng 185%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 127,8%);
Ngược lại, một số nhóm hàng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước gốm có: hạt tiêu, sắt thép, chè, giấy và sản phẩm từ sắt thép với mức giảm lần lượt là: 85,88%, 62,28%, 85,92%, 76,66% và 75,85%.
Mặt hàng điện thoại di động, được xuất khẩu sang UAE kể từ năm 2010, luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang UAE năm 2010 đạt 70,9 triệu USD, năm 2011 đạt 364 triệu USD (tăng 413%), năm 2012 đạt 1,5 tỷ USD (tăng 312%), năm 2013 đạt 3,42 tỷ USD, tăng 128%) và tháng đầu năm 2014 tăng 7,93%.
Mặt hàng điện thoại di động của Việt Nam đang chiếm thị phần khá lớn tại UAE (khoảng 22% tổng kim ngạch nhập khẩu của UAE năm 2012). Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu điện thoại di động của UAE tính trung bình giai đoạn 2008-2012 đạt khoảng 20%. UAE hiện chiếm 3,3% tổng kim ngạch nhập khẩu điện thoại di động của thế giới.
Những sản phẩm chính xuất khẩu sang thị trường UAE tháng 1/2014. ĐVT: USD
Mặt hàng
|
T1/2014
|
T1/2013
|
T1/2014 so với cùng kỳ (%)
|
Tổng kim ngạch
|
323.006.384
|
284.281.306
|
+13,62
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
253.803.239
|
235.165.925
|
+7,93
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
28.093.283
|
12.331.961
|
+127,81
|
Dệt may
|
9.414.749
|
4.619.101
|
+103,82
|
Thủy sản
|
4.125.554
|
3.934.401
|
+4,86
|
Giày dép các loại
|
3.874.199
|
4.078.727
|
-5,01
|
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
3.256.245
|
1.796.390
|
+81,27
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
2.782.177
|
307.798
|
+803,90
|
Máy móc, thiết bị, phụ tùng
|
2.040.284
|
1.407.963
|
+44,91
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
1.179.770
|
1.803.912
|
-34,60
|
Gạo
|
1.143.271
|
401.096
|
+185,04
|
Rau quả
|
996.757
|
859.962
|
+15,91
|
Hạt điều
|
915.038
|
617.946
|
+48,08
|
Hạt tiêu
|
808.223
|
5.725.773
|
-85,88
|
Sắt thép các loại
|
792.566
|
2.100.908
|
-62,28
|
Túi xách, va li, mũ, ô dù
|
686.499
|
807.189
|
-14,95
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
491.222
|
431.359
|
+13,88
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
447.487
|
0
|
*
|
Chè
|
187.683
|
1.333.137
|
-85,92
|
Giấy và các sản phẩm từ giấy
|
134.182
|
575.008
|
-76,66
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
71.679
|
296.765
|
-75,85
|
Nhiều cơ hội cho DN dệt may tại thị trường châu Phi, Trung Đông cũng như thị trường UAE:
Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), trong năm 2014, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và châu Phi nói chung và thị trường UAE nói riêng.
Nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc của các quốc gia Trung Đông đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này năm 2013 đạt 117,4 triệu USD, tăng gần 3 lần so với năm 2009.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện được những đơn hàng khá lớn cho thị trường Trung Đông trong đó chủ yếu là áo thụng cho người theo đạo hồi. Hàng dệt may được xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Trung Đông thông qua các nhà nhập khẩu từ các quốc gia này nên giá trị gia tăng khá cao.
Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, ngoài trang phục dành cho người theo đạo Hồi, những mặt hàng dành cho công sở hiện đại như áo sơ mi, quần jean cũng bắt đầu được sử dụng phổ biến ở thị trường này. Ngoài ra, các nước Trung Đông vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng cho các sản phẩm dệt may khác, đặc biệt là vải và trang phục trẻ em may sẵn.
Các thị trường nhập khẩu chính mặt hàng dệt may của Việt Nam tại khu vực Trung Đông là các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và Ả-rập Xê-út. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang UAE năm 2013 đã đạt 53,8 triệu USD, tăng trên 300% so với năm 2009 do UAE là trung tâm thương mại, du lịch của khu vực Trung Đông, một phần lớn sản phẩm may sẵn tại UAE dành để phục vụ khách du lịch.
Theo Bộ Công Thương, hiện sản phẩm dệt may của Việt Nam mới chỉ chiếm một thị phần nhỏ tại thị trường Trung Đông, cơ hội vẫn còn nhiều để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường này.
Bên cạnh thị trường Trung Đông, châu Phi cũng được coi là khu vực sẽ mang lại cho các doanh nghiệp dệt may nhiều lợi thế để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Theo Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á, các doanh nghiệp dệt may trong nước cũng nên tăng cường đầu tư vào 38 nước khu vực hạ Sahara của châu Phi để xuất khẩu tại chỗ và tận dụng ưu đãi thuế quan của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.
Luật Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi của Hoa Kỳ (AGOA) cho phép gần như toàn bộ hàng hóa của 38 nước châu Phi khu vực hạ Sahara, trong đó có sản phẩm dệt may, được xuất khẩu vào Hoa Kỳ miễn thuế và không bị hạn chế về số lượng. Do vậy, hầu hết các nước châu Phi được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang EU và Mỹ.
Theo Vụ Châu Phi Tây Á Nam Á, tại nhiều nước châu Phi, ngành công nghiệp dệt may còn chưa phát triển mặc dù có nguồn bông nguyên liệu dồi dào. Với dân số và thu nhập của người dân ngày càng tăng, lục địa này sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ hàng dệt may đầy triển vọng trong tương lai. Do vậy, đầu tư vào thị trường châu Phi, ngoài việc được hưởng ưu đãi về thuế quan, doanh nghiệp còn tận dụng được nguồn nhân công và nguyên liệu giá rẻ để sản xuất hàng dệt may phục vụ nhu cầu nước sở tại và xuất khẩu.
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet/Hải quan