GSP vốn được dành cho các nước đang phát triển một cách vô điều kiện, nhưng thực tế nó được sử dụng như một thứ vũ khí chính trị để không chế, phân hóa, hoặc mặc cả với các nước có quan hệ kinh tế với EU. Cách đây 3 năm, EC đã từng một lần định bãi bỏ quy chế GSP đối với giầy da Việt Nam, nhưng do Việt Nam đấu tranh quyết liệt và vì lúc đó EU còn chưa có luật cụ thể về vấn đề này, nên họ buộc phải tạm gác lại.

Hiện tại, EC đã đề xuất một điều luật rõ ràng, và điều luật này đã được thông qua tại Hội đồng châu Âu, theo đó một nhóm mặt hàng của nước nào đang hưởng GSP mà mức bình quân xuất sang EU chiếm hơn 15% tổng sản phẩm xuất khẩu của các nước được hưởng GSP, thì sẽ bị gạt ra khỏi danh sách được hưởng quy chế ưu đãi thuế quan đối với nhóm mặt hàng đó. Giầy da Việt Nam hiện ở mức 28 - 29%.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam