(VINANET)-Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2013 đạt 24,65 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm trước, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Các thị trường Đức, Anh, Hà Lan, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Áo và Bỉ là 8 thị trường lớn nhất thuộc EU nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 87% trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng trưởng cao trong năm 2013 là: điện thoại các loại & linh kiện; giày dép các loại; hàng dệt may; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện;…

Nhìn chung trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang hầu hết thị trường EU đều có mức tăng trưởng. Ngoài những thị trường xuất khẩu lớn trên thì những thị trường có giá trị xuất khẩu nhỏ cũng có mức tăng trưởng ấn tượng, cụ thể: Lucxămbua tăng 48,1%; Látvia tăng 41,06%; Bồ đào nha tăng 41,96%; Ixaren tăng 43,45%; Thụy điển tăng 34,65%. Bên cạnh đó cũng có một số thị trường giảm nhẹ trị giá xuất khẩu: Phần lan (-20,83%); Đan mạch (-3,01%); Rumani (-14,22%); Síp (-5,54%); Extonia (-2,68%); Manta là thị trường có giá trị xuất khẩu nhỏ nhất, giảm tới 57,37% so với năm 2012.

Kể từ ngày 1.1.2014, chính sách ưu đãi thuế quan (GSP) mới của Liên minh châu Âu (EU) sẽ được áp dụng với những thay đổi so với hiện nay. Theo đó, tất cả sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào EU đều được hưởng GSP tiêu chuẩn.

Hàng hóa được hưởng GSP sẽ có mức thuế nhập khẩu thấp và có khả năng cạnh tranh được trên thị trường, nhất là các sản phẩm dệt may, giày dép, thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ.

Để tận dụng cơ hội từ GSP, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần nắm vững các quy định về GSP của từng nước như quy tắc về xuất xứ, chế độ trưởng thành, điều kiện về cạnh tranh, quy định về vận chuyển. Đồng thời các DN cần nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí để hạ giá thành nhằm tăng cường hơn nữa sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, các DN cũng nên đa dạng hóa thị trường, tránh tập trung xuất khẩu vào một thị trường

Nhập khẩu hàng hóa từ các nước EU trong năm qua có trị giá là 9,45 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2012. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ thị trường này là: máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng; phương tiện vận tải khác và phụ tùng; dược phẩm; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện;…

Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu hàng hóa sang EU năm 2013

Thị trường

Năm 2012

Năm 2013

2013 so với cùng kỳ năm trước (%)

 

Trị giá (USD)

Trị giá (USD)

Trị giá

Tổng
20.755.755.747
24.657.065.241
+18,8
Đức
4.094.940.259
4.729.697.963
+15,5
Anh
3.033.600.590
3.699.010.012
+21,93
Hà Lan
2.476.218.312
2.937.139.778
+18,61
Italia
1.876.555.639
2.293.509.756
+22,22
Pháp
2.163.399.349
2.206.434.831
+1,99
Tây Ban Nha
1.793.606.850
2.113.077.875
+17,81
Áo
1.065.231.610
1.905.284.688
+78,86
Bỉ
1.146.718.655
1.324.802.929
+15,53
Thụy Điển
673.706.655
907.129.730
+34,65
Ixraen
279.274.269
400.608.505
+43,45
Slovakia
290.935.399
391.793.534
+34,67
Ba Lan
328.165.106
348.880.008
+6,31
Đan Mạch
276.067.819
267.764.543
-3,01
Bồ Đào Nha
173.337.007
246.076.894
+41,96
Hy Lạp
150.576.368
186.242.216
+23,69
Séc
180.053.491
180.720.069
+0,37
Latvia
72.513.943
102.287.417
+41,06
Phần Lan
99.719.568
78.944.736
-20,83
Rumani
80.605.700
69.145.042
-14,22
Hungari
57.576.917
60.158.656
+4,48
Slôvenia
290.935.399
44.356.318
-84,75
Lítva
36.880.978
43.224.287
+17,2
Lucxămbua
29.073.657
43.033.098
+48,01
Bungari
37.016.285
41.369.236
+11,76
Síp
17.661.448
16.683.678
-5,54
Extonia
11.538.125
11.228.997
-2,68
Manta
19.846.349
8.460.445
-57,37
T.Nga

Nguồn: Vinanet/Hải quan

Nguồn: Vinanet