(VINANET) – Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 330 triệu USD hàng dầu mỡ động thực vật, tăng 10,67% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 6/2014, Việt Nam nhập 52,6 triệu USD, giảm 5,9% so với tháng liền kề trước đó.

Vietj Nam nhập khẩu dầu mỡ động thực vật từ các thị trường như Malaixia, Indonesia, Hoa Kỳ, Thái Lan, Ấn Độ… trong đó Malaixia là thị trường đạt kim ngạch nhập khẩu cao hơn cả, chiếm 76,1% thị phần, tương đương với 251,2 triệu USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ.

Thị trường có kim ngạch nhập lớn thứ hai sau Malaixia là Indonesia, với 40,8 triệu USD, giảm 26,17%.

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm nay nhập khẩu dầu mỡ động thực vật từ các thị trường đều có tốc độ giảm, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 36,36%, trong đó nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 55,82%, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 5,2 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu dầu mỡ động thực vật 6 tháng 2014 – ĐVT: USD

Thị trường
KNNK 6T/2014
KNNK 6T/2013
% so sánh
Tổng KN
330.087.780
298.257.864
10,67
Malaixia
251.245.811
192.234.626
30,70

Indonesia

40.844.525
55.319.981
-26,17
Hoa Kỳ
5.872.258
5.965.272
-1,56
Thái Lan
5.322.071
10.738.717
-50,44
An Độ
5.225.553
3.353.574
55,82
Chile
3.773.521
4.597.317
-17,92
Achentina
3.283.363
10.973.941
-70,8
Oxtraylia
2.279.137
2.699.562
-15,57
Hàn Quốc
2.234.989
2.390.104
-6,49
Trung Quốc
1.671.224
1.524.340
9,64
Singapore
762.990
615.699
23,92

Dẫn nguồn tin từ HQ Online, tới đây sẽ giảm thuế tự vệ dầu thực vật nhập khẩu.

Theo thông báo của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), từ ngày 7-5-2014 đến 6-5-2015, mức thuế tự vệ mới đối với mặt hàng dầu thực vật nhập khẩu vào Việt Nam là 4%.

Trước đó, ngày 23-8-2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 5987/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng dầu thực vật cụ thể là dầu nành tinh luyện và dầu cọ tinh luyện với các mã HS: 1507.90.90, 1511.90.91, 1511.90.92, 1511.90.99 nhập khẩu vào Việt Nam. Mức thuế áp dụng là 5%.

Sở dĩ có việc áp thuế này là do hàng hoá nhập khẩu gia tăng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.

Cụ thể, theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2012, lượng hàng hoá thuộc đối tượng điều tra có sự gia tăng. Trong hai năm 2010 và 2011 lượng nhập khẩu tăng lần lượt 18,82% và 8,7% và tăng mạnh trong năm 2012, tăng 57,61%.

Theo đó, trong giai đoạn từ 2009-2012, thị phần của ngành sản xuất trong nước suy giảm từ 37% xuống còn 22% qua các năm. Sự suy giảm này tương ứng với sự gia tăng thị phần của hàng nhập khẩu (từ 33% lên 51%) trong cùng kỳ. Trong năm 2012, thị phần của hàng nhập khẩu tăng gần gấp ba thị phần của ngành sản xuất trong nước.

Sản lượng trong nước cũng sụt giảm rõ, riêng trong năm 2012, giảm khoảng 30% so với 2011 và là mức thấp nhất trong giai đoạn 2009-2012. Doanh thu ngành sản xuất trong nước trong 2009-2011 đã có sự tăng trưởng đều, nhưng năm 2012 doanh thu đột ngột suy giảm lớn, giảm 32% so với năm 2011.

Về áp dụng Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, Chính phủ thống nhất áp dụng: Đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đến tuổi nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 1/7/2014 đến hết ngày 31/3/2015 đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, được làm thủ tục kéo dài thời gian công tác theo quy định tại Nghị định này.

Chính phủ cũng đồng ý kéo dài lộ trình cấp Chứng chỉ hành nghề và Giấy phép hoạt động cho các bệnh viện theo Nghị định 87/2011/NĐ-CP của Chính phủ đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/HQ Online

Nguồn: Vinanet