Hàng hóa từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam càng ngày càng có nhiều sự thay đổi cơ bản về cơ cấu. Đến nay, trên 85% hàng Trung Quốc nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước và phục vụ gia công xuất khẩu. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến nhập siêu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về mặt hàng lẫn cơ cấu.
Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương – Bộ Công Thương cho biết: Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến năm 2000. Trong giai đoạn này kim ngạch mậu dịch hai nước từ mức 300 triệu USD tăng lên 2,9 tỷ USD năm 2000. Giai đoạn này, cán cân thương mại cơ bản cân bằng và có năm Việt Nam xuất siêu ở mức nhỏ. Buôn bán chủ yếu là trao đổi qua biên giới chiếm trên 80%. Cơ cấu hàng xuất khẩu đơn giản. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu khoáng sản, hàng nông sản, thủy hải sản thu gom. Nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn này tới 90% là hàng tiêu dùng.
Từ năm 2001 (năm 2001 là năm đầu tiên Việt Nam có nhập siêu từ Trung Quốc 210 triệu USD) đến nay, cùng với kim ngạch mậu dịch tăng lên nhanh chóng từ năm 2001 là 3 tỷ USD lên 41,2 tỷ USD năm 2012. Mức nhập siêu cũng tăng lên từ 210 triệu USD lên 16,3 tỷ USD vào năm 2012.
Năm 2001, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc chỉ là 210 triệu USD, đến năm 2012, tỷ lệ này đã lên tới 16,3 tỷ USD. Ngay trong 3 tháng đầu năm 2013, khi kim ngạch NK cả nước ước đạt 29,2 tỷ USD thì NK từ Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 7,42 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong hơn 10 năm, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam với thị trường này đã tăng gấp 8 lần, cho thấy sự lệ thuộc quá lớn vào một thị trường của nền kinh tế Việt Nam.
Những nhóm hàng nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc là Máy móc, thiết bị, phụ tùng chiếm 16,62%, với trị giá 1,23 tỷ USD trong quí I/2013; tiếp đến là điện thoại, linh kiện chiếm 15,48%, trị giá 1,15 tỷ USD; Máy vi tính, điện tử chiếm 13,89%, đạt 1,03 tỷ USD; Vải may mặc 9,59%, đạt 711,44 triệu USD; sắt thép chiếm 6%, đạt 443,53 triệu USD.
Những nhóm hàng chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc 3 tháng đầu năm 2013
ĐVT: USD
Nhóm hàng
|
T3/2013
|
3T/2013
|
Tỷ trọng các nhóm hàng
|
Tổng
|
2.667.671.504
|
7.415.517.242
|
100%
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
|
412.219.532
|
1.232.765.514
|
16,62%
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
393.974.264
|
1.148.036.450
|
15,48%
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
350.658.213
|
1.029.664.334
|
13,89%
|
Vải các loại
|
259.685.952
|
711.436.207
|
9,59%
|
Sắt thép các loại
|
190.658.391
|
443.531.299
|
5,98%
|
Xăng dầu các loại
|
59.839.277
|
290.274.136
|
3,91%
|
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
|
95.680.590
|
233.045.561
|
3,14%
|
Hóa chất
|
72.545.462
|
189.769.315
|
2,56%
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
69.732.524
|
160.050.888
|
2,16%
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
57.665.742
|
139.616.514
|
1,88%
|
Phân bón các loại
|
57.267.791
|
125.204.079
|
1,69%
|
Kim loại thường khác
|
46.313.688
|
122.354.489
|
1,65%
|
Sản phẩm hóa chất
|
44.205.544
|
110.441.025
|
1,49%
|
Xơ, sợi dệt các loại
|
41.321.086
|
102.694.145
|
1,38%
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
36.246.893
|
89.418.218
|
1,21%
|
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
|
22.148.626
|
86.309.577
|
1,16%
|
Dây điện và dây cáp điện
|
29.191.579
|
77.945.683
|
1,05%
|
Khí đốt hóa lỏng
|
24.142.078
|
72.322.193
|
0,98%
|
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
14.954.431
|
50.412.975
|
0,68%
|
Hàng điện gia dụng và linh kiện
|
15.313.978
|
43.252.206
|
0,58%
|
Linh kiện, phụ tùng ô tô
|
11.069.224
|
38.152.438
|
0,51%
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
13.413.106
|
35.179.104
|
0,47%
|
Nguyên phụ liệu dược phẩm
|
14.617.664
|
32.294.738
|
0,44%
|
Sản phẩm từ giấy
|
13.010.130
|
31.837.758
|
0,43%
|
Hàng rau quả
|
10.582.626
|
31.614.288
|
0,43%
|
Sản phẩm khác từ dầu mỏ
|
12.042.882
|
28.550.119
|
0,39%
|
Sản phẩm từ cao su
|
11.661.512
|
28.337.664
|
0,38%
|
Sản phẩm từ kim loại thường khác
|
10.076.255
|
28.335.524
|
0,38%
|
Giấy các loại
|
10.865.932
|
27.780.440
|
0,37%
|
Ô tô nguyên chiếc các loại
|
11.474.394
|
24.173.818
|
0,33%
|
Linh kiện, phụ tùng xe máy
|
6.944.733
|
21.387.437
|
0,29%
|
Dược phẩm
|
5.286.213
|
11.408.748
|
0,15%
|
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
6.603.018
|
8.724.149
|
0,12%
|
Nguyên phụ liệu thuốc lá
|
3.689.467
|
7.198.926
|
0,10%
|
Cao su
|
2.074.655
|
5.935.712
|
0,08%
|
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng
|
2.259.364
|
4.285.460
|
0,06%
|
Hàng thủy sản
|
1.704.439
|
3.843.906
|
0,05%
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
1.188.733
|
2.275.655
|
0,03%
|
Xe máy nguyên chiếc
|
485.710
|
1.045.958
|
0,01%
|
Dầu mỡ động thực vật
|
185.128
|
612.389
|
0,01%
|
Bông các loại
|
131.667
|
277.870
|
0,001%
|
Những biện pháp nhằm giảm nhập siêu: Để giải quyết cơ bản tình trạng nhập siêu chung đối với nền kinh tế của Việt Nam, Chính phủ đã sớm sửa đổi, điều chỉnh Luật Đầu tư nhằm thu hút dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất đầu vào cho công nghiệp như lọc hóa dầu, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng. Nhờ đó, sản phẩm của các lĩnh vực này được sản xuất trong nước dần đáp ứng yêu cầu nội địa, thậm chí có sản phẩm xuất khẩu.
Cùng với đó, Chính phủ cũng ban hành các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ gia công xuất khẩu và nâng cao giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam. Kết quả của các chính sách trên đến nay đã dần phát huy tác dụng đối với việc giảm lệ thuộc vào thị trường nhập khẩu và chủ động trong điều chỉnh cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Mặt khác, trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc, tại Kỳ họp Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 vừa diễn ra tại Hà Nội, hai bên đã thống nhất một loạt các biện pháp thu hẹp nhập siêu từ Trung Quốc, gồm: Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam mở rộng xuất khẩu vào Trung Quốc, đặc biệt là các nhóm hàng có thế mạnh của Việt Nam như: nông sản, thủy sản, rau quả, gạo, cao su...
Việt Nam khuyến khích Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực gia công, chế biến nâng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trước đây sang Trung Quốc ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp... mà Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ lâu dài trên thị trường của mình và xuất khẩu sang nước thứ 3.
Việt Nam khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc xây dựng các khu công nghiệp và Khu chế xuất tại Việt Nam nhằm thu hút các ngành công nghiệp có thế mạnh của Trung Quốc sang đầu tư, sản xuất các ngành mà Việt Nam có nhu cầu và ưu đãi như phát triển công nghiệp phụ trợ, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp và nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp gia công xuất khẩu.
Trước đây, Khu chế xuất Linh Trung, nay thêm khu Việt Nam- Thâm Quyến (tại Hải Phòng) và Long Giang (tại Tiền Giang) là hai KCN Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam nhằm thu hút các DN Trung Quốc vào Việt Nam đầu tư. Hiện nay, Việt Nam cũng đang khuyến khích DN Trung Quốc ở các lĩnh vực mũi nhọn như công nghiệp chế biến, gia công... đầu tư vào Việt Nam.
Việt Nam đề nghị Trung Quốc lựa chọn tiến cử các doanh nghiệp có uy tín, thực lực tham gia danh mục các dự án liên quan đến quy hoạch 5 năm phát triển hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã được Chính phủ hai nước phê duyệt. Đây là bước quan trọng góp phần quan trọng vào thay đổi cơ cấu kinh tế, giảm nhập siêu và sự phụ thuộc hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trong ngắn hạn.