(Vinanet) Trong mấy năm trở lại đây vị thế của Hàn Quốc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ngày càng được khẳng định khi quốc gia này luôn là một đối tác quan trọng và mang tầm chiến lược của Việt Nam. Năm 2013, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam-Hàn Quốc đạt 27,3 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2012.

Trong đó, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc là 20,7 tỷ USD, tăng ấn tượng 33,3% so với năm 2012 và chiếm 15,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các công ty Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2013 đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18,83% so với một năm trước đó và chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trong năm 2013, Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: hàng dệt may (đạt 1,64 tỷ USD, tăng mạnh 53,49% so với năm 2012); dầu thô (đạt 724,98 triệu USD, giảm 9,3% so với năm 2012); hàng thủy sản (đạt 512 triệu USD, tăng nhẹ 0,44%)…

Đa số các loại hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2013 đều tăng kim ngạch so với năm 2012; trong đó mặt hàng điện thoại đạt mức tăng trưởng cao nhất tới 207,19%, đạt 217,87 triệu USD; bên cạnh đó là một số nhóm hàng cũng đạt mức tăng trưởng mạnh như: Dây điện và dây cáp điện (+72,56%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (+61%); hàng dệt may (+53,49%); sắn và sản phẩm từ sắn (+47,34%); gỗ và sản phẩm gỗ (+43,73%).

Thống kê Hải quan về xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc năm 2013. ĐVT: USD

 
Mặt hàng
 
T12/2013
 
Năm 2013
T12/2013 so với T11/2013(%)
Năm 2013 so với năm 2012(%)
Tổng kim ngạch
538.424.369
6.631.104.450
-13,94
+18,83
Hàng dệt may
132.101.260
1.640.697.940
-17,86
+53,49
Dầu thô
33.013.794
724.982.643
-64,64
-9,26
Phương tiện vận tải và phụ tùng
13.533.951
512.124.623
+7,66
-10,48
Hàng thuỷ sản
66.294.367
511.856.475
+9,57
+0,44
Gỗ và sản phẩm gỗ
33.621.012
328.669.776
+6,58
+43,73

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

20.511.928
325.376.410
-47,94
+61,10
Giày dép các loại
25.987.354
231.326.291
+53,84
+26,67
Xơ sợi dệt các loại
15.308.069
228.693.239
-11,67
-2,96

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

20.163.329
227.932.949
-19,84
+13,63
Điện thoại các loại và linh kiện
22.512.006
217.869.307
-24,16
+207,19
Xăng dầu các loại
9.809.690
154.163.988
+42,29
+22,15
Than đá
6.519.169
82.245.932
+25,08
-18,95
Cao su
9.018.180
81.792.301
+41,37
-27,25
Kim loại thường khác và sản phẩm
6.739.492
81.318.947
-19,42
+27,10

Máy ảnh,máy quay phim và linh kiện

5.141.624
77.594.062
-49,07
*
Cà phê
6.733.467
70.462.334
-3,95
-2,58
Sắn và sản phẩm từ sắn
2.012.741
64847.174
-41,57
+47,34

Túi xách, va li, mũ, ô dù

7.473.204
63.747.814
+35,66
+23,87
Sản phẩm từ sắt thép
6.081.019
56.216.620
+8,71
+17,77

sản phẩm từ chất dẻo

3.423.300
43.705.437
-1,66
+38,66

Phân bón các loại

2.663.720
43.036.607
+563,43
*

Sắt thép các loại

8.582.017
39.991.783
+33,53
+29,40

Dây điện và dây cáp điện

4.836.146
36.918.972
+0,79
+72,56

Sản phẩm hoá chất

2.461.262
33.190.479
-6,89
-9,18

sản phẩm từ cao su

2.584.760
29.899.261
-6,38
+19,70

Hàng rau qủa

2.141.846
28.207.485
+1,85
+25,08

Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

4.388.045
26.842.865
+51,95
+4,72
Nguyên phụ liệu dệt may da giày
1.712.076
25.542.021
-21,87
*
Hạt tiêu
1.851.459
19.769.905
+93,41
+7,63
sản phẩm gốm, sứ
1.158.964
17.197.915
-28,92
+10,90
Giấy và các sản phẩm từ giấy
1.003.242
13.074.725
+2,69
+17,17
Hoá chất
1.690.804
13.062.920
+45,31
-18,43
Sản phẩm mây, tre, cói thảm
1.077.016
8.021.280
+59,70
+27,28

Thuỷ tinh và sản phẩm từ thủy tinh

942.223
7.995.954
-21,73
-37,47
Quặng và khoáng sản khác
2.508.000
5.789.059
+736,00
-38,77
Đá qúi, kim loại quí và sản phẩm
464.411
4.505.116
+45,97
+9,05
Chất dẻo nguyên liệu
181.815
4.485.455
-33,25
+10,74

Có thể thấy, quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam - Hàn Quốc đang ngày càng có những bước phát triển tốt hơn về chất và lượng, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Hàn Quốc (AKFTA) được ký kết .

Theo Tổng cục Hải quan, sau khi suy giảm 8,5%, xuống còn mức 9 tỷ USD trong năm 2009 do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc đã tăng mạnh trở lại trong năm 2010 ở mức 49% so với một năm trước, đạt 12,9 tỷ USD. Sang năm 2012, con số này đã vượt mốc 20 tỷ USD, tăng khá 18,6% so với mức 17,8 tỷ USD của năm 2011.

Trong nhiều năm qua, cán cân thương mại hàng hóa giữa hai nước luôn mất cân bằng với mức thâm hụt ngày càng tăng nghiêng về phía Việt Nam. Cụ thể trong năm 2009, mức thâm hụt hàng hóa của Việt Nam trong hoạt động thương mại với Hàn Quốc chỉ là 4,9 tỷ USD thì đến năm 2013, mức thâm hụt lên tới 14,1 tỷ USD, cao gần gấp 3 lần so với trị giá xuất khẩu trong năm của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này và cao gần gấp 3 lần mức thâm hụt của 5 năm trước đó.

Trong các năm 2011, 2012 và năm 2013, Hàn Quốc luôn là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 4 của các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi đó ở chiều ngược lại, Hàn Quốc là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 2 của các doanh nghiệp Việt Nam. Về tổng thể, trong năm 2013, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong khi đó năm 2011 và 2012, Hàn Quốc vẫn chỉ là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 3 của Việt Nam.

Với các hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian qua, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu với quốc gia ở Đông Bắc Á này. Số lượng các doanh nghiệp Việt lên tới 10,9 nghìn doanh nghiệp.

Được biết, hiện hai bên đã nhất trí tiến hành khởi động đàm phán về một hiệp định tự do thương mại song phương (FTA). Điều này sẽ mở ra một triển vọng hết sức to lớn cho quan hệ thương mại giữa hai nước, tiến tới một sự hợp tác mậu dịch song phương cân bằng, cùng có lợi. Phía Hàn Quốc cũng đã nhất trí sẽ xem xét nghiêm túc những đề nghị của Việt Nam về việc tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc cũng như giúp Việt Nam trong việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phù hợp với kế hoạch phát triển của Việt Nam.

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet/Hải quan

 

Nguồn: Vinanet