(Vinanet) Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Malaysia trong 9 tháng đầu năm 2013 đạt gần 3,76 tỷ USD, tăng 16,39% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 440,9 triệu USD, tăng 23,59% so với tháng 9 năm ngoái.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Malaysia trong 9 tháng qua là máy vi tính, dầu thô, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiện, cao su, gạo và sắt thép các loại.

Đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu là nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với giá trị đạt 881,73 triệu USD, chiếm 23,46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này, tăng 48,02% so với cùng kỳ; dầu thô đạt 785,33 triệu USD, chiếm 20,9%, tăng 5,54%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 501,52 triệu USD, chiếm 13,34%, tăng 85,47%; cao su đạt 367,12 triệu USD, chiếm 9,77%, giảm 6,71%; gạo 176,34 triệu USD, chiếm 4,69%, giảm 38,29% và sắt thép các loại đạt 147,32 triệu USD, chiếm 3,92%, tăng 29,65% so cùng kỳ.

Những nhóm hàng chủ yếu xuất sang Malaysia 9 tháng đầu năm 2013. ĐVT: USD

 
Nhóm hàng
 
T9/2013
 
9T/2013
 
T9/2013 so với T9/2012 (%)
9T/2013 so với cùng kỳ(%)
Tổng kim ngạch
440.900.602
3.758.163.822
+23,59
+16,39

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

134.623.741
881.731.450
+95,33
+48,02
Dầu thô
40.135.017
785.325.056
-45,18
+5,54
Điện thoại các loại và linh kiện
69.709.870
501.518.889
+116,67
+85,47
Cao su
58.581.472
367.116.430
-4,95
-6,71
Gạo
28.194.529
176.337.770
+63,27
-38,29
Sắt thép các loại
16.873.726
147.323.232
+27,59
+29,65

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

9.139.113
75.580.366
-4,34
+20,88
Phương tiện vận tải và phụ tùng
10.389.357
74.830.280
+35,92
+15,06

Máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng

8.192.981
62.412.544
+32,71
+10,58
Hàng thuỷ sản
6.314.608
43.771.103
+29,18
+7,75
Hàng dệt may
4.164.034
37.684.378
+32,85
+21,51
Sản phẩm từ chất dẻo
3.307.885
35.377.743
+4,22
+7,66
Cà phê
1.876.528
31.752.127
+22,62
-32,37
Sản phẩm hoá chất
3.813.801
30.665.912
+26,36
+8,94
Xơ sợi dệt các loại
3.103.897
30.484.391
+6,61
+20,77
Gỗ và sản phẩm gỗ
3.614.776
27.703.585
+66,25
+24,11
Phân bón các loại
1.827.521
26.964.891
*
*
Xăng dầu các loại
0
24.441.084
*
+12,81
Giày dép các loại
2.195.772
24.423.101
+25,02
+28,94
Hàng rau quả
1.429.938
22.238.015
-4,74
+83,53
Than đá
4.272.123
19.960.344
*
+59,49
Kim loại thường khác và sản phẩm
1.019.106
16.478.074
-8,23
+22,72
Sản phẩm từ sắt thép
1.336.912
14.526.627
+0,30
-23,27
Sản phẩm gốm sứ
1.958.435
14.062.425
-49,56
-12,63
Giấy và sản phẩm từ giấy
1.663.231
13.846.287
-7,12
-9,28
Sắn và sản phẩm từ sắn
482.577
10.377.257
-42,51
+14,05
Chất dẻo nguyên liệu
1.054.788
9.575.352
-21,67
+22,98

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

884.716
7.081.313
+33,25
+6,70
Sản phẩm từ cao su
658.395
6.135.379
-23,47
+26,45
Hạt tiêu
231.585
5.438.617
-29,69
+47,25
Quặng và khoáng sản khác
564.790
5.353.942
+3,69
+25,11
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
338.693
4.141.380
+19,39
+76,07
Hoá chất
196.238
3.458.352
-21,15
-39,70
Dây điện và dây cáp điện
438.426
3.137.065
+90,67
+36,46
Chè
403.786
2.550.625
*
*
Hạt điều
120.750
408.658
*
-62,66

(Số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Cũng trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 3,01 tỷ USD hàng hóa từ Malaysia, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa tổng giá trị thương mại giữa Việt Nam và Malaysia trong 9 tháng qua lên 6,77 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu gần 750 triệu USD.

Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Malaysia các mặt hàng hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (639,3 triệu USD), xăng dầu (gần 363 triệu USD), dầu mỡ động thực vật (324 triệu USD), hóa chất và sản phẩm hóa chất (205 triệu USD), dầu thô (202,6 triệu USD), và chất dẻo nguyên liệu (201 triệu USD).

Về đầu tư, theo số liệu tính đến ngày 20/10 vừa qua, Malaysia có tổng số 447 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 10,32 tỷ USD, đứng thứ tám trong tổng số 100 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam có 9 dự án đầu tư tại Malaysia với tổng vốn đăng ký hơn 800 triệu USD.

 

Nguồn: Vinanet